Nhảy đến nội dung
 

Ô tô Mỹ “thiệt đơn thiệt kép” trong thỏa thuận thuế 15%

Các hãng xe hơi Mỹ lo ngại rằng thỏa thuận áp thuế 15% đối với ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản, vừa được Tổng thống Donald Trump công bố, sẽ đặt các doanh nghiệp nội địa vào thế bất lợi so với các đối thủ. Mối quan ngại càng gia tăng khi các nhà sản xuất trong nước vẫn đang phải gánh mức thuế cao đối với thép, nhôm và linh kiện nhập khẩu.

  

“Chúng tôi cần xem xét kỹ mọi chi tiết, nhưng rõ ràng đây là một thỏa thuận ưu ái xe Nhật Bản – những sản phẩm không có thành phần sản xuất tại Mỹ”, ông Matt Blunt, Chủ tịch Hội đồng Chính sách Ô tô Mỹ (đại diện cho GM, Ford và Stellantis – công ty mẹ của Jeep) cho biết.

Ông Blunt nói rằng các hãng xe Mỹ cùng người lao động nước này đang “rõ ràng bị đặt vào thế bất lợi”, khi vẫn phải gánh mức thuế 50% với thép và nhôm, 25% với linh kiện và xe hoàn chỉnh, ngoại trừ một số ngoại lệ theo Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada (USMCA) từ năm 2020.

“Cái giá” của chính sách cứng rắn

Phản ứng của ngành ô tô Mỹ cho thấy bài toán hóc búa trong việc thực thi chính sách thương mại toàn cầu. Dù ông Trump ca ngợi đây là chiến thắng lớn, nhưng thực tế có thể gây phản tác dụng tại các bang quan trọng như Michigan và Wisconsin, nơi ngành sản xuất ô tô không chỉ là trụ cột kinh tế mà còn gắn liền với bản sắc địa phương.

Liên đoàn Công nhân Ô tô Mỹ (UAW) cũng không giấu giếm sự bất bình. “Một thỏa thuận công bằng hơn phải buộc các hãng xe Nhật tuân theo những tiêu chuẩn mà công nhân Mỹ đã đấu tranh giành được tại GM, Ford và Stellantis”, UAW tuyên bố.
“Nếu đây là mô hình mẫu cho các thỏa thuận với châu Âu hay Hàn Quốc, thì sẽ là một sai lầm nghiêm trọng. Chúng ta cần các hiệp định nâng cao tiêu chuẩn, không phải khuyến khích cạnh tranh xuống đáy như thế này”, UAW cho biết.

Ông Trump gọi là “chiến thắng lớn”

Công bố thỏa thuận hôm thứ Ba (23/7), ông Trump nói rằng đây là “chiến thắng lớn” giúp tạo ra hàng trăm nghìn việc làm và mở rộng thị trường Nhật Bản, từ đó giảm thâm hụt thương mại dai dẳng.

Theo thỏa thuận, mức thuế nhập khẩu xe Nhật vào Mỹ sẽ là 15%, thay vì 25% như ông từng đe dọa áp dụng từ ngày 1/8. Đổi lại, Nhật Bản sẽ huy động 550 tỷ USD đầu tư vào các dự án tại Mỹ dưới “chỉ đạo của Tổng thống”, theo Nhà Trắng.

Bên cạnh đó, phía Mỹ tuyên bố thỏa thuận sẽ gỡ bỏ các rào cản pháp lý vốn ngăn xe Mỹ tiếp cận thị trường Nhật, cho phép xe lắp ráp tại Detroit có thể xuất khẩu trực tiếp sang Nhật và bán ngay tại thị trường này.

Tuy nhiên, ông Blunt nhấn mạnh rằng các nhà sản xuất ô tô nước ngoài, bao gồm cả Mỹ, châu Âu và Hàn Quốc, chỉ chiếm khoảng 6% thị phần tại Nhật Bản, cho thấy đây là thị trường khó thâm nhập dù có “mở cửa”.

“Đó là một thị trường khó nhằn. Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu xe Mỹ chiếm được thị phần đáng kể tại đây”, ông nói.

Nhật Bản và Anh có thể tạm thời hưởng lợi thế

Phát ngôn viên Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết việc đánh thuế theo từng ngành, như ô tô, vẫn đang được xem xét tại Bộ Thương mại Mỹ. Việc thiết lập mức thuế cố định cho Nhật Bản được nhiều nước coi là lựa chọn ổn định hơn so với nguy cơ bị “vung roi thuế quan” bất ngờ như thời gian qua.

Hiện tại, cả Nhật Bản và Anh – với hệ thống hạn ngạch xuất khẩu – có thể đang tạm thời có lợi thế cạnh tranh tại thị trường Mỹ.

“Thỏa thuận này giúp Nhật Bản có lợi thế chi phí ngắn hạn so với cả các đối thủ nước ngoài và một số dòng sản phẩm nội địa Mỹ sử dụng nhiều linh kiện nhập”, ông Karl Brauer, chuyên gia phân tích của iSeeCars, nhận xét.
“Có thể đây sẽ là ‘quân cờ domino’ đầu tiên, khiến nhiều nước khác cũng muốn theo đuổi sự ổn định dài hạn hơn là tranh cãi ngắn hạn về mức thuế”, ông Karl nói.

Các hãng xe Nhật hoan nghênh – Mỹ chờ đàm phán lại

Autos Drive America, tổ chức đại diện cho các hãng Nhật lớn như Toyota, Honda và Nissan, hoan nghênh thỏa thuận này, cho biết các thành viên của họ đã sản xuất nhiều xe hơn các hãng nội địa Mỹ trong hai năm qua.

Tổ chức này cũng kêu gọi chính quyền của ông Trump sớm đạt được các thỏa thuận tương tự với châu Âu, Hàn Quốc, Canada và Mexico.

Trong khi đó, các hãng xe Mỹ có thể sử dụng thỏa thuận với Nhật Bản như cơ sở để yêu cầu đàm phán lại chính sách thuế quan. Ông Trump từng nói rằng ông “coi trọng sự linh hoạt” trong đàm phán thuế nhập khẩu. Và USMCA cũng sẽ được rà soát vào năm tới.

“Ford, GM và Stellantis có lý do để bất bình”, ông Sam Fiorani, Phó Chủ tịch hãng phân tích AutoForecast Solutions nói.
“Nhưng cũng phải thấy rằng các hãng Nhật vẫn nhập xe từ Mexico và Canada – nơi mức thuế hiện tại đôi khi còn cao hơn so với hàng nhập từ Nhật. Hầu hết các mẫu bán chạy của Toyota, Honda hay Nissan đều đã được sản xuất tại Bắc Mỹ”, ông nói.

Ông Fiorani chỉ ra một số mẫu nhập khẩu từ Nhật vẫn đáng chú ý như Toyota 4Runner, Mazda CX-5 và Subaru Forester, nhưng đa phần còn lại phục vụ các phân khúc nhỏ không đủ lớn để mở nhà máy tại Mỹ.

“Mỹ sẽ còn phải đàm phán với Canada và Mexico, và có thể đạt được mức thuế không quá 15%...

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn