Nhảy đến nội dung
 

Nứa, vầu vùng biên Thanh Hóa chết khô

TPO - Trên địa bàn huyện biên giới Quan Sơn, Thanh Hóa đang xảy ra tình trạng nhiều diện tích cây nứa, vầu ra hoa, kết hạt rồi bị chết khô.

TPO - Trên địa bàn huyện biên giới Quan Sơn, Thanh Hóa đang xảy ra tình trạng nhiều diện tích cây nứa, vầu ra hoa, kết hạt rồi bị chết khô.

Theo cơ quan chức năng, đây là quy luật sinh học của loài nứa, vầu. Cứ sau 50 - 60 năm, các loài cây nứa, cây vầu ra hoa, già cỗi rồi tự chết khô trên diện rộng (còn gọi là hiện tượng khuy). Khi nứa, vầu bị khuy, nguồn thu nhập từ bán nguyên liệu, các sản phẩm chế biến từ cây nứa, cây vầu như đũa, giấy, đồ thủ công bị sụt giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Nứa, vầu vùng biên Thanh Hóa chết khô ảnh 1
Việc vầu, nứa chết khô ảnh hưởng đến thu nhập của người dân địa phương.

Theo thống kê, toàn huyện Quan Sơn hiện có hơn 40.000 ha rừng nứa, vầu tự nhiên. Trong đó, diện tích nứa, vầu ra hoa, kết hạt và chết rải rác đã chiếm khoảng 50% đến 60%. Được biết, những cánh rừng cây nứa, cây vầu từ bao đời nay là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương. Do đó, hiện tượng nứa, vầu ra hoa, kết hạt rồi chết khô hàng loạt từ đầu năm 2024 đến nay làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân các xã như Na Mèo, Tam Lư, Sơn Điện, Sơn Thủy…

Nứa, vầu vùng biên Thanh Hóa chết khô ảnh 2

Cây vầu, nứa chết khô diện rộng ở khu vực rừng biên giới ở huyện Quan Sơn, Thanh Hóa.

Theo Hà Văn Toản - Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Quan Sơn, Thanh Hóa, huyện đã thực hiện các giải pháp, tuyên truyền cho người dân phòng cháy rừng, đưa giải pháp tạo sinh kế cho người dân trong thời gian rừng bị khuy, lồng ghép các dự án chăn nuôi, trồng cây ngắn ngày, đảm bảo cuộc sống cho người dân huyện Quan Sơn.

Nứa, vầu vùng biên Thanh Hóa chết khô ảnh 3

Đồng thời với việc tuyên truyền người dân phòng cháy rừng, chính quyền địa phương đưa nhiều giải pháp tạo sinh kế cho người dân, đảm bảo cuộc sống.

Hiện tại, huyện Quan Sơn đang tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn người dân thu hái hạt giống, chuẩn bị cho việc tái sinh rừng bị khuy, chết khô trong tương lai; vừa đảm bảo sinh kế cho người dân, vừa bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai tại khu vực biên giới.

Hoàng Lam
 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn