Nhảy đến nội dung
 

Nhân viên y tế - Nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh do đứng lâu ngồi nhiều nhưng bị lãng quên

Nhắc đến suy giãn tĩnh mạch, phần lớn mọi người thường hình dung đây là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi, phụ nữ hoặc những ai phải đứng lâu, ngồi nhiều.

Bị ảnh hưởng nặng nề

Ít ai ngờ rằng, những người mặc blouse trắng - lực lượng chăm sóc sức khỏe tuyến đầu lại đang là một trong những nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề bởi căn bệnh này. Và điều đáng lo hơn cả là phần lớn họ không hề nhận biết rõ mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như mối liên hệ tiềm ẩn với các biến cố tim mạch nguy hiểm.

Trong khuôn khổ Hội thảo khoa học "Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý tim mạch" do Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức vừa qua, một chương trình khảo sát tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới được thực hiện dành riêng cho đội ngũ nhân viên y tế tham dự hội thảo.

Kết quả ban đầu gây bất ngờ với hơn ½ người tham gia khảo sát có triệu chứng lâm sàng của suy giãn tĩnh mạch. Đây thực sự là hồi chuông cảnh báo đối với một lực lượng vốn được kỳ vọng là người bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng nhưng lại đang bị chính căn bệnh âm thầm này bào mòn sức khỏe mỗi ngày.

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao ở đội ngũ nhân viên y tế không khó để lý giải. Bản chất công việc của bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên y tế buộc họ phải đứng liên tục trong thời gian dài trong phòng mổ, phòng cấp cứu, khu điều trị hoặc ngồi liên tục nhiều giờ trong các ca trực kéo dài.

Chính đứng lâu ngồi nhiều, hạn chế trong di chuyển do điều kiện làm việc đặc thù thêm vào đó áp lực công việc cao khiến cho hệ tuần hoàn tĩnh mạch chi dưới bị ứ đọng máu, tăng áp lực thành tĩnh mạch và lâu dần dẫn đến giãn tĩnh mạch, dòng chảy trào ngược và hình thành các triệu chứng khó chịu như đau nhức chân, nặng chân, tê bì và nổi các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo dưới da.

Càng để lâu, bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, loét tĩnh mạch và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tim mạch tổng thể.

Mối liên hệ không thể xem nhẹ

Không dừng lại ở việc ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ đôi chân, nhiều nghiên cứu y khoa quốc tế đã chứng minh bệnh suy giãn tĩnh mạch còn liên quan chặt chẽ đến các biến cố tim mạch nghiêm trọng.

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí JAMA năm 2018 cho biết, người mắc suy giãn tĩnh mạch có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu cao hơn 5 lần, nguy cơ bệnh động mạch ngoại biên tăng gần 2 lần và nguy cơ biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ cao gấp 3 lần so với người bình thường. Điều này càng đáng lo hơn khi tỷ lệ mắc bệnh cao lại nằm ở nhóm nhân viên y tế.

Những con số biết nói từ nghiện cứu mới nhất tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2023 cho thấy vấn đề này không chỉ tồn tại ở TP.HCM mà còn mang tính phổ biến trên phạm vi toàn quốc.

Gần 70% nhân viên y tế mắc các biểu hiện lâm sàng của suy giãn tĩnh mạch, 50% có dòng trào ngược trên siêu âm doppler và điều đáng ngại là tỷ lệ nhận thức đầy đủ về căn bệnh này còn rất thấp với c hỉ 20% có hiểu biết rõ ràng về bệnh, và gần 20% hoàn toàn chưa có nhận thức về bệnh lý này. 

Chính sự chủ quan, thiếu nhận thức và áp lực công việc dày đặc đã khiến nhiều nhân viên y tế bỏ qua các dấu hiệu ban đầu của suy giãn tĩnh mạch hoặc chỉ điều trị khi bệnh đã có biến chứng rõ rệt.

Một số khác xem nhẹ triệu chứng đau mỏi chân, tê bì là biểu hiện thông thường của việc đứng lâu, trong khi đó lại chính là tín hiệu cảnh báo của hệ tĩnh mạch đang bị tổn thương và xuống cấp từng ngày.

Trước thực trạng đó, giới chuyên môn khuyến cáo đội ngũ nhân viên y tế cần chủ động tầm soát định kỳ hệ tĩnh mạch chi dưới, nhất là đối với những người làm việc trong môi trường trực cấp cứu, phẫu thuật và phòng khám kéo dài.

Song song đó, mỗi người cần duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng sau mỗi giờ làm việc, thực hiện bài tập vận động chân tại chỗ, kiểm soát cân nặng, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu một tư thế và lưu ý sử dụng tất y khoa khi cần thiết.

Đặc biệt, khi có triệu chứng đau nhức, phù chân hay xuất hiện các mạch máu ngoằn ngoèo, cần đi kiểm tra chuyên khoa mạch máu sớm để được đánh giá và điều trị kịp thời.

Suy giãn tĩnh mạch không phải là bệnh lành tính và càng không phải căn bệnh nhỏ chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình. Với nhân viên y tế - những người đang cống hiến cho sức khỏe cộng đồng - điều quan trọng hơn cả là phải biết chăm sóc tốt sức khỏe của chính mình trước khi chăm sóc người khác.

Chủ động kiểm tra, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh lý tĩnh mạch chính là cách bảo vệ đôi chân khỏe mạnh và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm cho hệ tim mạch, đảm bảo sức bền cần có của công việc ngành y.

Tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch tại fanpage Yêu đôi chân mình - ngừa suy tĩnh mạch".

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn