Nhảy đến nội dung
 

Nhà mạng vào trạng thái trực chiến ứng phó bão số 3

Trước nguy cơ bão số 3 (Wipha) gây ảnh hưởng đến hạ tầng viễn thông, 3 nhà mạng lớn là Viettel, VNPT và MobiFone đã đồng loạt kích hoạt các biện pháp phòng chống thiên tai.

Các nhà mạng bố trí lực lượng khắc phục sự cố tại các điểm nóng. Ảnh: Viettel Telecom.

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), các doanh nghiệp viễn thông bắt đầu triển khai phương án ứng phó từ sớm nhằm hạn chế gián đoạn thông tin liên lạc và đảm bảo an toàn hạ tầng.

Trao đổi với Tri Thức - Znews, cả 3 nhà mạng gồm MobiFone, VNPT và Viettel Telecom khẳng định đã kích hoạt các biện pháp kiểm tra, gia cố và bố trí lực lượng trực ứng cứu tại những khu vực dự báo chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Tăng cường lực lượng tại điểm nóng

Để chủ động ứng phó bão số 3, ngay từ ngày 19/7, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai Tập đoàn VNPT đã chỉ đạo các đơn vị cập nhật liên tục thông tin thời tiết, chủ động kiểm tra, rà soát cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, chuẩn bị đầy đủ vật tư, nhiên liệu, thiết bị dự phòng để sẵn sàng ứng phó các tình huống khẩn cấp, giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Các đài viễn thông của VNPT đều bố trí sẵn 1-2 đội ứng cứu thông tin. Riêng Hải Phòng và Quảng Ninh - những địa phương có nguy cơ cao - được tăng cường thêm 2 đội hỗ trợ riêng biệt. Đồng thời, 10 đội ứng cứu vô tuyến cũng được đặt trong trạng thái trực chiến.

Bên cạnh đó, các đơn vị của VNPT cũng chủ động phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương triển khai phương án đảm bảo thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ và các bộ, ngành. Các phương án vận hành mạng thông tin chuyên dùng VSAT-IP và xe phát sóng lưu động đã được hoàn thiện, sẵn sàng kích hoạt theo yêu cầu thực địa.

Tính đến sáng 21/7, toàn bộ VNPT tỉnh/thành phố đã hoàn tất việc kiểm tra, phân bổ vật tư, bổ sung nhiên liệu dự phòng cho các trạm viễn thông và vô tuyến. Các phương án đấu chuyển để đảm bảo an toàn cho những trạm ở khu vực trũng thấp, có nguy cơ ngập lụt đã được thiết lập.

Đặc biệt, phương án roaming giữa các nhà mạng nhằm duy trì liên lạc khi mạng chính gặp sự cố cũng đã sẵn sàng kích hoạt.

nha mang bao so 3,  mat mang bao wipha anh 1

Một số nhà mạng cung cấp điểm sạc điện thoại miễn phí. Ảnh: Viettel Telecom.

Không đứng ngoài cuộc, Tổng công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cũng nhanh chóng triển khai loạt biện pháp phòng chống thiên tai, tập trung vào đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì thông tin liên lạc cho người dân.

Tại các địa phương trong vùng ảnh hưởng trực tiếp, Viettel Telecom đã kích hoạt phương án ứng cứu khẩn cấp gồm gia cố trạm phát sóng, kiểm tra hệ thống truyền dẫn, bố trí nguồn điện dự phòng và tổ chức ứng cứu 24/7.

Tổng công ty đã huy động 150 đội kỹ thuật, sẵn sàng chi viện đến các tỉnh bị ảnh hưởng nặng, đồng thời tăng cường lực lượng chăm sóc khách hàng qua tổng đài lên 1,5 lần so với thông thường. Tổng cộng có 2,5 triệu thuê bao trong khu vực chịu ảnh hưởng đã được gửi tin nhắn cảnh báo bão và hướng dẫn kỹ thuật an toàn như ngắt nguồn modem và thiết bị truyền hình để phòng tránh rủi ro về điện.

Song song đó, Viettel cũng chuẩn bị gần 6.000 km cáp quang dự phòng, 237 điểm sạc pin miễn phí và hàng loạt đội bán hàng lưu động để đảm bảo khả năng phục hồi dịch vụ sau bão.

Từ chiều 20/7, gần 4 triệu khách hàng trong vùng rủi ro đã được áp dụng chính sách hỗ trợ đặc biệt như khuyến mại 20% khi nạp thẻ, hoãn chặn cước và giới thiệu các gói ưu đãi để duy trì kết nối.

Đại diện Viettel Telecom cho biết doanh nghiệp sẽ tiếp tục theo dõi sát sao tình hình bão, kịp thời bổ sung biện pháp ứng phó và nâng cao chất lượng phục vụ để đảm bảo quyền lợi, trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng trong mọi tình huống.

Sẵn sàng mở roaming với các nhà mạng khác

Trong khi đó, toàn bộ hệ thống MobiFone đã chuyển sang trạng thái ứng trực 24/7, triển khai phương án phòng chống thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ - 3 sẵn sàng" nhằm đảm bảo an toàn hạ tầng viễn thông và duy trì liên lạc thông suốt trong mọi tình huống.

Ngay từ sớm, các đơn vị kỹ thuật và mạng lưới trên toàn quốc đã xây dựng kịch bản ứng cứu chi tiết, phối hợp với chính quyền địa phương. MobiFone đã rà soát toàn bộ hạ tầng tại các khu vực ven biển, miền núi, vùng trũng; kiểm tra các trạm BTS, điểm phát sóng độc lập và hệ thống dùng năng lượng mặt trời.

Các trung tâm dữ liệu, hệ thống giám sát mạng (NOC) và mạng nội bộ cũng được kiểm tra vận hành để sẵn sàng xử lý tình huống khẩn cấp.

Các tổ ứng cứu được bố trí tại chỗ, lắp đặt máy phát điện dự phòng, bảo dưỡng thiết bị, gia cố nhà trạm. Trang bị bảo hộ như mũ bảo hiểm, áo mưa, đèn pin, dây leo an toàn... cũng được chuẩn bị đầy đủ cho lực lượng kỹ thuật.

Ngay sau khi bão tan, các đơn vị phải tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng mạng, kịp thời khắc phục sự cố

Phó tổng giám đốc MobiFone Vĩnh Tuấn Bảo

Tại Trung tâm NOC, các phương án điều phối mạng đã được kích hoạt gồm mở rộng băng thông, định tuyến lại lưu lượng, chuẩn bị xử lý sự cố đứt cáp và phân công rõ ràng nhóm ứng cứu.

Trung tâm Mạng lưới miền Bắc triển khai 13 đội đo kiểm tới các điểm nóng, huy động gần 300 nhân sự, 1.192 phương tiện, 27 máy phát điện lưu động, 59 bộ pin xách tay cùng hàng chục thiết bị đo kiểm, chia trạm theo mức ưu tiên để khôi phục theo thứ tự khẩn cấp.

Hơn 4.000 cột anten, 3.000 trạm cấp 2 đã được rà soát; các trạm 2G tạm thời ngưng hoạt động theo kế hoạch, chuẩn bị cho ba kịch bản: mất truyền dẫn, mất điện diện rộng và gãy đổ cột.

Tại MobiFone Khu vực 5, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai được thành lập và triển khai họp khẩn ngay trong chiều 21/7. Các biện pháp cụ thể gồm đóng kín cửa kính, ngắt điện thiết bị, di chuyển máy móc lên cao, bố trí máy bơm chống ngập, chuẩn bị nhu yếu phẩm, trang bị áo mưa, đèn pin, ủng cho đội ứng cứu.

Phó tổng giám đốc MobiFone Vĩnh Tuấn Bảo yêu cầu toàn hệ thống thực hiện nghiêm các phương án đã duyệt, hoàn tất gia cố cột cao, tiếp nhiên liệu cho máy phát điện, rà soát nhân sự ứng cứu từ đối tác hạ tầng và sẵn sàng mở roaming với các nhà mạng khác. Lãnh đạo nhà mạng lưu ý đặt an toàn con người lên hàng đầu trong toàn bộ quá trình triển khai.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn