Nhảy đến nội dung
 

Người Việt chi hàng trăm tỷ đồng mua matcha về pha uống

Người tiêu dùng đã chi hơn 220 tỷ đồng mua các sản phẩm matcha, trong đó bột matcha để pha uống đạt doanh số "khủng" trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT).

Sản phẩm matcha trở thành xu hướng trong hơn một năm trở lại đây. Ảnh: Anh Nguyễn.

Hoàng Dung (22 tuổi, sống tại TP.HCM) hoảng hốt khi thống kê lại số tiền đã bỏ ra để mua các loại bột matcha.

"Hơn một năm qua, tổng số tiền tôi đã mua các loại bột matcha để tự pha uống tại nhà lên đến 7-8 triệu đồng, trong đó lọ bột mắc nhất khoảng 1,4 triệu/100 gram", Dung chia sẻ.

Trong khi đó, Trúc Thanh (23 tuổi, sống tại TP.HCM) cũng bắt đầu chi mạnh cho nhu cầu uống matcha. Cô sẵn sàng bỏ ra 140.000-150.000 đồng cho mỗi ly matcha ở quán, cũng không ngần ngại đầu tư hàng triệu đồng để mua bột matcha về nhà tự pha.

Bùng nổ doanh số

Thực tế, matcha - một loại bột trà xanh mịn, được làm từ lá trà xanh Tencha nghiền mịn, có nguồn gốc từ Nhật Bản - đã xuất hiện từ lâu trên thị trường và không còn xa lạ đối với nhiều người tiêu dùng.

Tuy nhiên, từ đầu năm ngoái, xu hướng uống và sử dụng các loại thực phẩm có hương vị matcha bắt đầu lên ngôi và tạo ra làn sóng mạnh mẽ trên toàn thế giới.

Ở Việt Nam, từ tháng 1/2024 đến tháng 6 vừa qua, theo số liệu từ nền tảng dữ liệu thông minh Metric.vn, tốc độ phát triển "chóng mặt" của các sản phẩm matcha - bao gồm đồ uống, đồ ăn vặt, các loại bánh... đã giúp nhóm hàng này cán mốc doanh số 226,4 tỷ đồng, với sản lượng 2,8 triệu sản phẩm trên các sàn TMĐT.Xét về nền tảng, Shopee dẫn đầu khi bán gần 165 tỷ đồng, trong khi TikTok Shop xếp sau với doanh số khả quan gần 58 tỷ đồng. SHOPEE DẪN ĐẦU DOANH SỐ BÁN SẢN PHẨM MATCHA VỚI GẦN 165 TỶ ĐỒNG Doanh số bán các sản phẩm matcha (nói chung) trên sàn TMĐT giai đoạn 1/1/2024-30/6/2025. Dữ liệu: Metric.vn. Nhãn Shopee TikTok Shop Lazada Tiki Doanh số tỷ đồng 164.6 57.9 3.9 0.0456 Metric.vn đánh giá thời điểm xu hướng matcha "càn quét" mạng xã hội cũng là giai đoạn doanh số bán matcha tăng mạnh nhất. Sức hút của xu hướng này đã kéo doanh số trên các sàn TMĐT có thời điểm chạm mốc 25 tỷ đồng chỉ trong một tuần.Trong đó, nhóm sản phẩm bột matcha để pha chế đồ uống bán chạy nhất trên các nền tảng, với tổng doanh số đạt 170 tỷ đồng. Doanh số matcha có xu hướng tăng mạnh từ cuối năm ngoái đến nay, có tuần chạm ngưỡng 25 tỷ đồng. Nguồn: Metric.vn. Khách hàng trên Shopee có xu hướng chọn mua các sản phẩm trong phân khúc giá 150.000-200.000 đồng, tổng cộng khoảng 38 tỷ đồng trong một năm rưỡi qua. Nhóm sản phẩm có giá 350.000-500.000 đồng xếp sau với doanh số gần 23 tỷ đồng. Trong khi đó, trên TikTok Shop, sản phẩm matcha nói chung trong phân khúc giá 200.000-350.000 đồng ghi nhận lượt mua cao nhất, giúp nền tảng thu về 13,5 tỷ đồng. Những mặt hàng có giá 100.000-150.000 đồng cũng đem về doanh thu hơn 11 tỷ đồng. Dù một số nước đã bắt đầu phát triển dòng matcha với từng hương vị riêng biệt, matcha Nhật Bản vẫn giữ vững ngôi vương trên thị trường. Thực tế, người Việt ưu ái và đã chi đến 88 tỷ đồng cho các sản phẩm matcha từ Nhật Bản, riêng nền tảng Shopee bán được 66 tỷ đồng bột matcha Nhật các loại. Xoay xở nguồn cung Thời gian qua, nhu cầu matcha tăng mạnh trên toàn cầu đã khiến các nhà sản xuất matcha "đau đầu" tìm cách xoay xở nguồn cung. Trong khi đó, nắng nóng kỷ lục tại Nhật Bản trong năm qua làm sản lượng trà xanh matcha sụt giảm nghiêm trọng, đẩy giá thành tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay, theo Reuters. Vùng Kyoto, nơi chiếm khoảng 25% sản lượng Tencha, đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ các đợt nắng nóng gay gắt trong mùa hè năm ngoái. Đây cũng là năm nóng nhất trong lịch sử của nước này. Do đó, vụ thu hoạch tháng 4 và tháng 5 vừa qua chỉ đạt sản lượng thấp. Cửa hàng lo ngại thiếu hụt nguồn cung matcha Nhật. Ảnh: Kocha Matcha Spot. Thậm chí, một số cửa hàng bán bột matcha tại Nhật Bản buộc phải giới hạn số lượng mua matcha của khách hàng để tránh tình trạng thiếu hụt nguồn hàng. Chia sẻ với Tri Thức - Znews, chị Minh Thùy - chủ chuỗi đồ uống chuyên về matcha Kocha Matcha Spot cho biết lượng khách ở cả 3 chi nhánh đều tăng gấp đôi so với thời điểm mới khai trương. Tuy nhiên, thị trường matcha biến động, kèm theo tình hình nhập khẩu khó khăn khiến nguồn cung matcha bị ảnh hưởng. "Điều này buộc tôi phải xoay xở bằng cách tìm thêm một số nhà cung cấp để chuyển đổi luân phiên. Dù vậy, các cửa hàng vẫn phải đảm bảo chất lượng các dòng ngang nhau, tránh tối đa việc ảnh hưởng đến hương vị món nhất có thể", chị Thùy bày tỏ. Hiện, các dòng matcha trung bình tại cửa hàng có mức phí nhập vào dao động 4.000-5.000 đồng/gram, trong khi những loại cao cấp hơn có thể lên đến 15.000-20.000 đồng/gram. Về dự định chuyển sang các dòng matcha khác thay thế, chị Thùy cho biết sẽ cân nhắc qua matcha Việt Nam hoặc Đài Loan nếu chất lượng tương đương matcha Nhật Bản. Thực tế, trên các sàn TMĐT, sản phẩm matcha có xuất xứ Đài Loan có nhiều tiềm năng, với tổng doanh số từ đầu năm ngoái đến nay khoảng 12 tỷ đồng. Trong đó, doanh số cao nhất theo tuần được ghi nhận ở mức 2 tỷ đồng. Theo chị Thùy, với lợi thế chi phí nguyên liệu rẻ, bột trà xanh Việt Nam hay Đài Loan sẽ là lựa chọn hợp lý cho các cửa hàng quy mô nhỏ hoặc không chuyên về matcha. Đồng thời, có nhiều bạn trẻ thích hương vị đặc trưng của bột trà xanh Đài Loan nên loại bột này vẫn có chỗ đứng cao trên thị trường đồ uống Việt. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, xuất khẩu trà xanh của Nhật Bản (bao gồm matcha) tăng 25% về giá trị, đạt 36,4 tỷ yen (252 triệu USD) trong năm 2024, chủ yếu nhờ nhu cầu ngày càng tăng đối với các loại trà bột như matcha. Về khối lượng, xuất khẩu trà xanh tăng 16%. Hiệp hội Trà Nhật Bản Toàn cầu cho biết tại một phiên đấu giá hồi tháng 5 ở Kyoto, giá Tencha đã chạm mức kỷ lục 8.235 yen (khoảng 57 USD) một kg, tăng 170% so với năm trước và vượt xa mức kỷ lục trước đó là 4.862 yen (khoảng 34 USD) vào năm 2016. Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn