Ngày mới với tin tức sức khỏe: Bí quyết nạp protein đúng cách để bảo vệ thận

'Nạp quá nhiều protein sẽ gây áp lực cho thận, cơ quan chịu trách nhiệm lọc các phụ phẩm chuyển hóa từ protein như urê và creatinine'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Điều gì xảy ra với lượng đường trong máu khi bạn uống nước cam?; Tách cà phê sáng giúp giảm nguy cơ ung thư gì?; 4 hành động thường gặp vô tình làm tổn thương mắt...
Tập gym: Sai lầm khi tăng nạp protein dễ gây hại thận
Tăng lượng protein trong chế độ ăn là điều rất phổ biến với người tập gym. Mục tiêu là để tăng cơ, giảm mỡ và cải thiện hiệu suất luyện tập. Nhưng kèm theo đó là nguy cơ sức khỏe nếu dùng protein không đúng cách.
Nạp quá nhiều protein sẽ gây áp lực cho thận, cơ quan chịu trách nhiệm lọc các phụ phẩm chuyển hóa từ protein như urê và creatinine.
Chế độ ăn giàu protein không trực tiếp gây ra bệnh thận ở người khỏe mạnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy một số sai lầm phổ biến sau có khả năng làm tăng nguy cơ tổn thương thận.
Lạm dụng protein động vật. Ăn quá nhiều thịt đỏ như thịt bò, heo và thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, trong thời gian dài dễ gây tổn hại thận. Một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Journal of the American Society of Nephrology cho thấy ăn lượng lớn thịt đỏ sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng thận.
Thịt đỏ chứa lượng protein động vật cao và hàm lượng purin lớn. Khi vào cơ thể, lượng purin này chuyển hóa thành a xít uric. Đây là yếu tố gây bệnh thận mạn và sỏi thận. Ngoài ra, thịt chế biến sẵn thường có nhiều natri và phosphate vô cơ, dễ làm tăng áp lực lọc lên thận và tăng huyết áp.
Phụ thuộc quá mức vào sữa protein. Sữa bổ sung protein như whey, casein hay bột đậu nành rất phổ biến trong giới thể hình. Tuy nhiên, dùng quá mức sẽ tạo áp lực lớn cho thận. Một số bằng chứng nghiên cứu phát hiện nạp protein vượt quá 2 gram/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa nitrogen, từ đó giảm chức năng lọc cầu thận. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 26.7.
4 hành động thường gặp vô tình làm tổn thương mắt
Đôi mắt phải làm việc liên tục nhiều giờ mỗi ngày nhưng không phải ai cũng có ý thức chăm sóc mắt. Trong khi đó, nhiều người lại đang duy trì những thói quen tưởng bình thường nhưng lại âm thầm gây hại cho thị lực.
Dưới đây là những điều phổ biến mà nhiều người đang vô tình làm tổn thương mắt:
Lạm dụng thuốc nhỏ mắt. Thuốc nhỏ mắt, đặc biệt là loại làm giảm đỏ mắt, thường đem lại cảm giác dễ chịu tức thì. Thế nhưng, nếu dùng sai cách, dùng quá thường xuyên sẽ gây hại. Nhiều sản phẩm chứa chất co mạch, khiến tình trạng đỏ mắt tái phát và trở nên nặng hơn khi thuốc hết tác dụng.
Hút thuốc lá. Hút thuốc không chỉ ảnh hưởng đến phổi và tim mà còn gây hại lớn cho mắt. Cụ thể, hút thuốc làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, đục thủy tinh thể và tổn thương dây thần kinh thị giác. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 26.7.
Điều gì xảy ra với lượng đường trong máu khi bạn uống nước cam?
Nhiều người cho rằng nước cam là nguyên nhân gây tăng đường huyết do chứa nhiều đường và không có chất xơ.
Thực tế, nước cam chỉ gây tăng nhẹ mức đường huyết, đặc biệt ở người khỏe mạnh, theo bà Aviv Joshua, chuyên gia dinh dưỡng làm việc tại Mỹ.
Mặc dù nước cam chứa carbohydrate, nhưng lượng đường tự nhiên trong nước cam không làm tăng đường huyết đột ngột như đường tinh luyện có trong nước ngọt có ga.
Ngoài vitamin và khoáng chất, nước cam còn chứa flavonoid, một nhóm chất chống oxy hóa thực vật, nổi bật là hesperidin với khả năng làm giảm đường huyết.
Do đó, nước cam không gây biến động lớn trong mức đường huyết, kể cả khi uống nguyên chất không pha loãng.
Chỉ số đường huyết (GI) của nước cam nằm ở mức thấp, dao động từ 43 đến 49. Chỉ số này phản ánh tốc độ thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu. Mức từ 55 trở xuống được xem là thấp.
Quả cam tươi có chỉ số đường huyết khoảng 43, tương đương với nước cam. Tuy nhiên, cam nguyên quả còn chứa chất xơ, giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!