Nhảy đến nội dung
 

Kỳ vọng vào tái chế đất hiếm

Ngày càng có nhiều công ty tái chế tập trung chiết xuất các nguyên tố đất hiếm.

Trung Quốc hiện nắm lợi thế lớn trong chuỗi cung ứng kim loại đất hiếm. Để đối phó, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa mua một lượng lớn cổ phần của Công ty MP Materials - doanh nghiệp vận hành mỏ đất hiếm duy nhất đang hoạt động của Mỹ (tại Mountain Pass, bang California). Trước đó, hồi tháng 4, Bộ Nội vụ Mỹ đã phê duyệt các hoạt động phát triển tại dự án đất hiếm Colosseum, nằm trong Khu Bảo tồn quốc gia Mojave ở bang California. Dự án này thuộc sở hữu của Công ty Dateline Resources (Úc) và có tiềm năng trở thành mỏ đất hiếm thứ hai của Mỹ, sau mỏ ở Mountain Pass.

Ngoài ra, theo đài CNBC hôm 13-7, còn một giải pháp khác cho bài toán khan hiếm đất hiếm, đó là quay lại với ý tưởng tái chế. Các công ty tái chế thế hệ mới thời gian qua sáng tạo ra nhiều cách thu gom và xử lý rác thải điện tử, gồm máy tính, điện thoại thông minh, máy chủ, tivi, thiết bị gia dụng, thiết bị y tế và các thiết bị công nghệ thông tin đã hết vòng đời hoặc bị loại bỏ. 

Giờ đây, thị trường tái chế pin xe điện, tua-bin gió và tấm pin mặt trời đã qua sử dụng cũng đang phát triển mạnh mẽ.

Cơ hội tái chế rác thải điện tử không chỉ giới hạn ở các nguyên tố đất hiếm. Thiết bị điện tử bị bỏ đi có thể được tái chế để thu hồi vàng, bạc, đồng, niken, thép, nhôm, lithium, coban và các kim loại quan trọng khác đối với nhiều ngành công nghiệp. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều công ty tái chế tập trung chiết xuất các nguyên tố đất hiếm đóng vai trò rất quan trọng trong việc chế tạo nhiều thứ, từ máy bay chiến đấu cho đến thiết bị dân dụng thông thường.

Ông Kunal Sinha, Giám đốc mảng tái chế toàn cầu tại Glencore (một công ty khai thác, sản xuất và tiếp thị kim loại và khoáng sản có trụ sở tại Thụy Sĩ) cho biết mãi đến gần đây, việc tái chế rác thải điện tử mới được xem là nguồn cung ứng đáng kể. 

Trước đó, các nhà sản xuất Mỹ thường mua kim loại thiết yếu và đất hiếm từ các nhà cung cấp trong và ngoài nước, trong đó một số lượng lớn đặt tại Trung Quốc. Tuy nhiên, khi chuỗi cung ứng này hiện đang bị gián đoạn bởi các loại thuế quan khó lường, chính sách thương mại và yếu tố địa chính trị, thị trường tái chế rác thải điện tử đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu nói trên.

Các công ty tái chế nước ngoài cũng bắt đầu đầu tư vào các cơ sở tại Mỹ. Năm 2022, Công ty Wieland (Đức) đã khởi công xây dựng nhà máy tái chế đồng và hợp kim đồng trị giá 100 triệu USD tại Shelbyville, bang Kentucky. Năm ngoái, Công ty Aurubis (Đức) bắt đầu xây dựng một cơ sở tái chế đa kim loại trị giá 800 triệu USD tại Augusta, bang Georgia. Giám đốc điều hành Công ty Aurubis, ông Toralf Haag, nhận định hoạt động của cơ sở này sẽ giúp giữ lại các kim loại quan trọng mang tính chiến lược trong nền kinh tế, giúp chuỗi cung ứng của Mỹ trở nên độc lập hơn.

Theo ước tính gần đây của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) thuộc Liên hợp quốc và Viện Nghiên cứu và Đào tạo Liên hiệp quốc (UNITAR), Mỹ đã tạo ra gần 8 triệu tấn rác thải điện tử vào năm 2022. Tuy nhiên, chỉ khoảng 15%-20% trong số đó được tái chế đúng cách. Trong khi đó, theo Công ty Nghiên cứu thị trường toàn cầu IBISWorld (Úc), ngành công nghiệp tái chế rác thải điện tử đã tạo ra doanh thu 28,1 tỉ USD vào năm 2024. 


 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn