Nhảy đến nội dung
 

Giang mai lây truyền thế nào - Báo VnExpress

Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) do vi khuẩn gây ra. Hầu hết trường hợp giang mai lây lan qua quan hệ tình dục bằng miệng, hậu môn hoặc âm đạo. Một phương thức lây truyền giang mai phổ biến khác là người mẹ mang thai nhiễm bệnh và truyền cho thai nhi.

Trong một số trường hợp ít gặp, vi khuẩn giang mai có thể lây lan theo những cách khác, chẳng hạn truyền máu, hiến tặng nội tạng, trẻ sơ sinh ăn thức ăn mớm từ miệng người bệnh... Nếu có vết loét giang mai trong miệng, người bệnh cũng có thể lây truyền vi khuẩn khi hôn người khác.

Bệnh có 4 giai đoạn với khả năng lây truyền và triệu chứng khác nhau. Thời điểm giang mai dễ lây lan nhất là vào giai đoạn nguyên phát, thứ phát và đầu giai đoạn tiềm ẩn. Các giai đoạn này thường xảy ra trong vòng 12 tháng kể từ khi bắt đầu nhiễm trùng, nên năm đầu tiên mắc giang mai được coi là thời điểm dễ lây truyền bệnh nhất. Lây truyền giang mai vào cuối giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối vẫn có thể xảy ra dù ít gặp.

Giai đoạn đầu

Giai đoạn nguyên phát của giang mai xuất hiện ngay sau khi nhiễm vi khuẩn, biểu hiện bằng một hoặc nhiều vết loét, gọi là săng giang mai. Các vết loét kéo dài khoảng 3-6 tuần và lành lại dù có điều trị hay không. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng vẫn tiếp diễn.

Giai đoạn thứ phát

Lúc này săng đã lành hẳn hoặc đang trong giai đoạn cuối của quá trình lành lại. Phát ban có thể xuất hiện ở lòng bàn chân hoặc bàn tay. Người bệnh còn có thể bị sốt và sưng hạch bạch huyết, đau họng, rụng tóc không rõ nguyên nhân, đau đầu, sụt cân, đau nhức cơ, mệt mỏi. Những triệu chứng này cũng biến mất trong vòng vài tuần hoặc vài tháng nhưng nhiễm trùng vẫn tồn tại. Nếu không điều trị, bệnh giang mai tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng hơn.

Giai đoạn tiềm ẩn

Giai đoạn này không có triệu chứng, nhưng vi khuẩn giang mai vẫn hiện diện trong cơ thể. Giai đoạn tiềm ẩn này thậm chí có thể kéo dài nhiều năm mà không cần điều trị. Rất khó để xác định một người có mắc bệnh giang mai trong thời gian này hay không.

Giai đoạn cuối

Nếu không điều trị, bệnh giang mai có thể tiến triển đến giai đoạn cuối cùng và nguy hiểm nhất là nhiễm trùng các hệ thống cơ quan khác. Tim, não, gan, mắt và hệ thần kinh đều có thể bị ảnh hưởng, đe dọa tính mạng.

Nhiễm trùng giang mai lan đến não có thể gây suy giảm nhận thức, khó tập trung, thậm chí mất trí. Một số biến chứng nghiêm trọng khác bao gồm mù và thay đổi thị lực, chóng mặt, choáng váng, mất thính lực, ù tai, thay đổi về tính cách, đau đầu dữ dội, các tổn thương hình thành trên da, xương và các cơ quan bên trong, bệnh tim mạch.

Giang mai có thể chữa khỏi bằng kháng sinh, thường dùng thuốc tối đa hai tuần. Trong quá trình điều trị, người bệnh phải kiêng mọi hoạt động có thể lây lan vi khuẩn. Sau khi ngừng điều trị, có thể đến hai tuần vi khuẩn giang mai mới được loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể.

Cách tốt nhất để phòng ngừa giang mai là thực hiện các biện pháp tình dục an toàn, bao gồm xét nghiệm STI thường xuyên và sử dụng bao cao su đúng cách. Tránh quan hệ tình dục với người đang nhiễm bệnh hoặc có vết loét nghi ngờ.

Anh Ngọc (Theo Verywell Health)

Độc giả gửi câu hỏi bệnh da liễu tại đây để bác sĩ giải đáp
 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn