Nhảy đến nội dung
 

Doanh nghiệp 'chèo chống' với tỉ giá

Giữa bối cảnh thị trường tiền tệ đầy biến động, các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với áp lực lớn từ sự thay đổi tỉ giá. Tuy nhiên cơ hội cũng mở ra với nhiều chiến lược đa dạng hóa ngoại tệ, quản lý rủi ro của các doanh nghiệp.

Sáng 17-7, vào đầu phiên giao dịch, Ngân hàng Nhà nước công bố tỉ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 25.168 đồng. Trong đó ghi nhận tỉ giá USD tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra tăng, hiện ở mức: 23.960 - 26.376 đồng; đây là mức cao hơn phiên trước.

Biến động tỉ giá từ đầu năm đến nay khiến hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Lo ngại tỉ giá biến động nên doanh nghiệp có nhiều phương án để thích ứng, giảm rủi ro.

Cần 1 triệu USD nhập hàng, tỉ giá thay đổi phải chuẩn bị hơn 26 tỉ đồng thay vì 23 tỉ đồng

Ngày 17-7, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Tạ Văn Lập (doanh nghiệp gỗ ở tỉnh Đồng Nai) cho biết nhập khẩu gỗ óc chó từ Mỹ về Việt Nam để làm nội thất cao cấp phải chuẩn bị dòng tiền "nặng" hơn trước.

"Để có 1 triệu USD nhập hàng, chuẩn bị hơn 26 tỉ đồng thay vì hơn 23 tỉ đồng như thời gian trước. Tỉ giá biến động mạnh, doanh nghiệp tính toán lại mức thu chi, mức bán hàng sau khi hàng cập bến để không xáo trộn.

Đa số soanh nghiệp nhập khẩu phải đổi từ VND sang USD để thanh toán hàng hóa. Chênh lệch mua và bán khi tỉ giá biến động mạnh kéo theo chúng tôi mất một khoản lớn. 

Từ năm 2024 đến nay, tỉ giá biến động liên tục nên phải tính tích trữ USD để thanh toán đơn hàng, cũng phải linh hoạt và đa dạng tích trữ những dòng ngoại tệ khác để tính toán lại với đối tác mỗi khi có đơn hàng mới", ông Lập nói.

Trong khi đó, ông Phan Đình Quân, giám đốc Công ty TNHH EZ Shipping (đơn vị vận chuyển logistics, tại Hà Nội), cho biết dòng khách hàng "ruột" của công ty là chuyên nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc và thiết bị, chủ yếu thanh toán bằng USD.

Tuy nhiên doanh nghiệp không chỉ dùng USD, một số doanh nghiệp "phòng thủ" thêm các ngoại tệ khác để phân tán rủi ro trước biến động tỉ giá.

Ông Quân cho biết: "Một năm trở lại đây, căng thẳng chính trị trên thế giới nên chi phí logistics và vận chuyển quốc tế tăng và duy trì mức cao. Là đơn vị trung gian thanh toán cước phí đôi bên, doanh nghiệp phải mua USD nhiều hơn. Thậm chí các dòng ngoại tệ khác như đồng euro, bảng Anh, yen Nhật cũng thủ sẵn".

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thủy sản thuận lợi

Ở chiều ngược lại, khi tỉ giá tăng, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được hưởng lợi hơn so với doanh nghiệp nhập khẩu. Lợi ích nhiều đến từ tỉ giá, theo một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thủy sản, lợi ích thấy rõ so với cùng kỳ năm trước.

Theo lãnh đạo của tập đoàn xuất khẩu cá tra lớn, cá tra Việt Nam là mặt hàng được ưu chuộng tại Mỹ. Khi biến động tỉ giá, cùng sản lượng đơn hàng nhưng doanh thu mang về "nhỉnh" lên khoảng 5%.

"Cá tra tiến vào thị trường Mỹ hay các thị trường khác giao dịch bằng USD vẫn rất thuận lợi. Trước mắt chưa có gì bất thường về vấn đề thuế quan nhập khẩu, nên biến động về tỉ giá nếu không muốn nói là lạc quan, nhưng chúng tôi đánh giá có phần hưởng lợi từ sự biến động này. 

Tuy nhiên lâu dài vẫn cần nhất là tỉ giá USD ổn định, nên doanh nghiệp xuất khẩu vẫn lên những phương án thích ứng khác", vị này cho hay.

Ngoài ra một số doanh nghiệp khác đánh giá Việt Nam là nền kinh tế phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc và thiết bị, chủ yếu thanh toán bằng USD. 

Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nhập khẩu tới 50-60% nguyên vật liệu thanh toán ngoại tệ nên khi tỉ giá tăng, lợi ích từ tỉ giá có nhưng không nhiều.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn