Nhảy đến nội dung
 

Đem chuyện con cái ra đấu tố sau chia tay

Những ngày gần đây, tôi cũng như nhiều người khác theo dõi câu chuyện tranh chấp xác lập quan hệ cha – con đang. Nhưng điều khiến tôi trăn trở hơn cả không phải là mối quan hệ tình cảm giữa họ, mà là số phận pháp lý của một đứa trẻ đang bị kéo dài, trì hoãn, thậm chí dường như bị đẩy ra ngoài cuộc.

Việc người lớn có yêu rồi chia tay vốn là điều bình thường xảy ra trong cuộc sống. Nhưng vấn đề là việc được biết cha ruột - một quyền cơ bản, được pháp luật Việt Nam và cả thế giới thừa nhận lại đang bị che mờ bởi những cảm xúc cá nhân, hay các cuộc tranh luận dai dẳng trên mạng xã hội.

Theo Điều 13 của Luật Trẻ em 2016, trẻ em có quyền được biết cha và mẹ ruột của mình. Điều này cũng được ghi rõ trong Điều 7 Công ước quốc tế về quyền trẻ em Việt Nam đã cam kết thực hiện: trẻ có quyền được biết cha mẹ mình và được họ chăm sóc, trong phạm vi có thể.

Tôi nhấn mạnh lại, đây là quyền, không phải "quyết định cá nhân" của người lớn. Không ai có quyền chần chừ vô thời hạn, hay khước từ việc xác lập một sự thật pháp lý vốn thuộc về đứa trẻ. Việc không chủ động hợp tác trong chuyện này dù lý do gì cũng không thể xem là hoàn toàn vô hại, vì nó kéo dài sự mù mờ mà lẽ ra đã có thể làm rõ từ rất lâu.

Dưới góc nhìn xã hội, tôi thấy đây còn là một bài học về việc lựa chọn minh bạch hay tránh né. Nếu hai bên đã chọn để pháp luật can thiệp và từng tuyên bố sẵn sàng hợp tác, thì điều cần làm là tuân thủ quy trình pháp lý đến cùng thay vì đưa nhau ra mạng xã hội, biến sự việc thành một "trận chiến dư luận" đã kéo dài đến chưa có dấu hiệu ngừng lại. Một xét nghiệm ADN thực hiện đúng luật hoàn toàn có thể khép lại mọi hoài nghi. Chỉ cần một lần dũng cảm đối diện với sự thật, là đủ để chấm dứt toàn bộ vòng lặp phỏng đoán, công kích, và rồi tổn thương.

>> 'Cấm sóng nghệ sĩ Việt lệch chuẩn'

Tôi biết, việc này không dễ với tất cả mọi người. Có thể có tổn thương, có giận dữ, có hổ thẹn hoặc mất mát. Nhưng nếu chúng ta không đặt lợi ích của con trẻ lên trên những cảm xúc riêng, thì ai sẽ làm điều đó? Không đứa trẻ nào được quyền chọn cha mẹ mình là ai? Nhưng chính cha mẹ bằng lựa chọn hôm nay sẽ quyết định con mình lớn lên ra sao? Trong sự thật, hay trong một vùng tối của ngộ nhận.

Tương lai của một đứa trẻ không chỉ nằm ở "gen" - yếu tố sinh học của người cha hoặc mẹ, mà còn được quyết định ở môi trường sống, sự yêu thương, chăm sóc giáo dưỡng hình thành giá trị sống cho trẻ. Nhưng để bắt đầu hành trình làm người ít nhất, đứa trẻ cần được biết mình là ai? Và điểm khởi đầu đó không ai được phép ngăn cản.

Tôi không viết bài này để phán xét hay đứng về phía ai? Tôi chỉ đang nói thay cho một đứa trẻ - người duy nhất trong câu chuyện này không thể lên tiếng, nhưng lại bị ảnh hưởng sâu sắc nhất. Chính vì thế, điều đầu tiên người lớn cần làm là trả lại cho trẻ em quyền được biết sự thật về chính mình.

Nếu là người lớn, xin hãy hành xử như người lớn. Bằng sự công tâm, tử tế và dũng cảm. Hãy cho con được biết sự thật, không phải để chiến thắng, mà để kết thúc một chương dài đầy hỗn loạn. Bởi vì trẻ em không phải là tài sản riêng của bất kỳ ai, kể cả cha hoặc mẹ.

Thanh Phương

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn