Nhảy đến nội dung
 

Đề xuất cấm sử dụng trang phục bác sĩ, dược sĩ khi quảng cáo mỹ phẩm

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề xuất khi quảng cáo mỹ phẩm không sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, bài viết của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế khác.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT-DL) đang dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo.

Dự thảo nghị định bổ sung, hoàn thiện quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt. Đồng thời, bổ sung quy định cụ thể về nội dung quảng cáo bắt buộc, nội dung khuyến cáo, nội dung cảnh báo, hành vi bị cấm trong quảng cáo đối với từng nhóm sản phẩm. 

Dự thảo cũng phân định rõ trách nhiệm quản lý giữa các bộ, ngành (Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Môi trường…) góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát nội dung quảng cáo và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Dự thảo liệt kê cụ thể 11 nhóm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường.

Cụ thể gồm: Mỹ phẩm; thực phẩm; sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật Quảng cáo; hóa chất chế phẩm diệt côn trùng; thiết bị y tế; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, phân bón, giống cây trồng; thuốc đồ uống có cồn.

Bộ VHTT-DL đề xuất trong nghị định yêu cầu cụ thể về nội dung quảng cáo của từng nhóm sản phẩm, hàng hóa.

Với mỹ phẩm, nội dung quảng cáo phải có các thông tin bắt buộc như tên, tính năng, công dụng; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế. Quảng cáo mỹ phẩm không được gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

Khi quảng cáo mỹ phẩm không sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín, bài viết của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế khác.

Với thực phẩm gồm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, phải có cụm từ nhận diện rõ ràng và quy định khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” phải được thể hiện rõ ràng, trừ trường hợp quảng cáo âm thanh dưới 15 giây nhưng phải thể hiện trong nội dung quảng cáo.

Với sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ bắt buộc có nội dung “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ” ở phần đầu quảng cáo và nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi”.

Với quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Phạm vi hoạt động chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền về y tế phê duyệt theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo được Quốc hội thông qua hồi giữa tháng 6 bổ sung nhiều quy định mới nhằm siết chặt trách nhiệm của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội khi tham gia quảng cáo.

Theo đó, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo - gồm người nổi tiếng, chuyên gia, người có tài khoản mạng xã hội có lượng theo dõi lớn - phải xác minh độ tin cậy của người thuê quảng cáo và kiểm tra tài liệu liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp chưa sử dụng hoặc chưa hiểu rõ về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thì không được giới thiệu, quảng cáo về sản phẩm đó. Ngoài ra, họ cũng phải thông báo rõ ràng về việc đang quảng cáo trước và trong khi phát nội dung.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn