Cuộc hành quân trong hòa bình của những cựu chiến binh ngày đại lễ

Nhiều cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu Giải phóng miền Nam từ 50 năm trước cùng hòa vào dòng người từ đêm ngày 29/4, chờ chứng kiến không khí hào hùng của đại lễ 30/4.
Đêm 29/4 và rạng sáng ngày 30/4, hàng trăm nghìn người từ khắp nơi đổ về trung tâm TP.HCM để tìm vị trí, chờ đợi xem diễu binh, diễu hành trong kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Khu vực bến Bạch Đằng (quận 1) ken đặc người. Trong đó, có những đoàn cựu chiến binh trong những bộ áo lính, huân chương dày kín ngực áo cùng hòa vào dòng người, hồi hộp chờ khoảnh khắc trang trọng của đại lễ.
![]() ![]() ![]() ![]() |
Nhiều cựu chiến binh xuống đường xem diễu binh. |
Ngồi trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1) từ rạng sáng ngày 30/4, ông Nguyễn Văn Vỵ (92 tuổi), cựu chiến binh từng tham gia kháng chiến Giải phóng Miền Nam bồi hồi chờ xem diễu binh cùng cháu gái.
"Tôi và cháu nội đều kết nạp Đảng năm 18 tuổi. Hôm nay, hai ông cháu có mặt ở TP.HCM để chứng kiến khoảnh khắc hiếm có, 50 năm mới diễn ra một lần. Tôi rất xúc động, nhớ về những người đồng đội năm xưa đã ngã xuống", cựu chiến binh này chia sẻ.
![]() |
Ông Vỵ cùng cháu gái chờ xem diễu binh. |
Theo ông Vỵ, lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, Thống nhất đất nước lần này có quy mô khiến cả thế giới kính nể. Không khí hân hoan này cũng tái hiện lại những ngày chiến thắng 30/4 trong lòng người dân cả nước.
Từ 1h sáng 29/4, ông Dũng (92 tuổi) đã có mặt tại khu vực Bến Bạch Đằng (quận 1) và chọn được một chỗ ngồi đẹp cùng đồng đội. Dù không khí có phần ngột ngạt do đông người nhưng ông vẫn rất hào hứng.
"Ngày 30/4 năm trước, đoàn đã đến TP.HCM, năm nay cũng vậy. Quá hạnh phúc khi nhìn thấy miền Nam thân yêu. Đoàn đi cùng tôi hôm nay đến từ nhiều tỉnh thành, tập trung tại Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) và hành quân đến đây. Trong đoàn có nhiều nhân chứng lịch sử trong cuộc kháng chiến Giải phóng miền Nam. Tôi sẽ đứng đến hết diễu binh, không thấy mệt mỏi", cựu chiến binh này bày tỏ.
![]() |
Hai nữ cựu chiến binh trào nước mắt khi nhớ về những ngày kháng chiến. |
Từ tối 29/4, cô Châu Thị Phố (72 tuổi, sống tại Đắk Lắk, cựu chiến binh Trường Sơn) và Phạm Thị Nhì (73 tuổi, sống tại TP.HCM, cựu chiến binh đoàn 3 chiến dịch) cùng 300 đồng đội ở miền Bắc vượt hàng nghìn km đến xem diễu binh.
"Chúng tôi quen nhau từ hội cựu binh và di chuyển lần lượt vào TP.HCM từ ngày 27/4, đi thăm địa đạo Củ Chi trước. Chúng tôi dâng trào cảm xúc khi thấy miền Nam hòa binh, đất nước phát triển và tri ân những anh hùng dân tộc, đặc biệt là các đồng đội đã hy sinh", hai nữ cựu chiến binh nói.
Theo chương trình, lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước sẽ bắt đầu lúc 6h30. Các khối diễu binh, diễu hành sẽ xuất phát từ đường Lê Duẩn lúc 8h15, sau màn biểu diễn của không quân. Song song đó, 21 loạt đại bác sẽ bắn tại khu vực Bến Bạch Đằng (quận 1) và đội hình máy bay, trực thăng, tiêm kích sẽ biểu diễn trên bầu trời TP.HCM.
“Quán triệt sâu sắc những nhận thức mới về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu, biên soạn cuốn sách Những điểm mới về an ninh quốc gia trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”, đại tướng Tô Lâm nói trong buổi ra mắt cuốn sách.
Sách có kết cấu hai phần, phản ánh sâu sắc quan điểm an ninh chủ động và toàn diện trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Cuốn sách vừa mang tính lý luận, thực tiễn vừa tổng kết, dự báo, có giá trị định hướng hành động. Cán bộ đảng viên đọc sách giúp nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm của mình với bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng công an nhân dân đọc sách sẽ hiểu sâu sắc hơn nhiều vấn đề trực tiếp liên quan nhiệm vụ của mình. Tác phẩm chính luận nhưng viết giản dị, trình bày dễ hiểu, cập nhật cuộc sống.