'Cô gái đồ tăng' và chuỗi bê bối làm rúng động giới tu hành Thái Lan

Từ cô gái tỉnh lẻ nghèo khó, Wilawan trở thành tâm điểm vụ bê bối tình - tiền lớn nhất Phật giáo Thái Lan, khiến hàng loạt cao tăng hoàn tục và 385 triệu baht biến mất.
![]() |
Vào một buổi trưa cuối tháng 6 tại Bangkok, cư dân chùa Wat Tri Thotsathep bàng hoàng khi vị trụ trì quyền lực Phra Thep Wachirapamok bỗng nhiên quyết định hoàn tục rồi biến mất không lời từ biệt.
Chỉ trong vài ngày, bí mật đen tối phía sau sự biến mất ấy bị phanh phui, kéo theo một vụ bê bối tình - tiền - đạo đức khiến dư luận Thái Lan dậy sóng. Một phụ nữ tỉnh lẻ tên Wilawan Emsawat, có biệt danh “Cô Golf” bị bắt vì dụ dỗ, tống tiền và khiến ít nhất 15 nhà sư cao cấp phải hoàn tục.
Tổng số tiền mà người phụ nữ này trục lợi lên tới 385 triệu baht (khoảng 11,9 triệu USD), gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về đạo đức và niềm tin trong lòng Tăng đoàn Thái Lan.Tuổi thơ bị bỏ lại và ngã rẽ với Phật mônWilawan sinh năm 1990 tại huyện Sak Lek, tỉnh Phichit, là con út trong gia đình nghèo có 6 người con. Cha cô rời đi từ sớm, mẹ thì làm thuê quanh năm. Không ai trong xóm nghĩ rằng cô bé gầy gò, ít nói với đôi mắt đượm buồn ấy sau này sẽ trở thành “bóng ma” trong đời sống tu hành của hàng loạt cao tăng.Năm 14 tuổi, Wilawan bỏ học. “Trường học không dạy tôi cách sống sót”, cô từng nói trong cuộc phỏng vấn với chương trình truyền hình Hone Krasae. Ở tuổi 16, cô rời quê lên Bangkok, xin việc tại một quán massage nhỏ. Năm 2013, Wilawan nhận được một tin nhắn lạ qua ứng dụng Line. Người gửi là một trụ trì nổi tiếng - Phra Thep Watcharasitthimethi của chùa Wat Tha Luang tại quê nhà Phichit.“Mối quan hệ bắt đầu chỉ là bạn bè”, cô kể. “Nhưng rồi ông ấy chăm sóc tôi như chưa ai từng làm vậy. Một ngày, tôi nói đùa muốn có Mercedes. Chỉ ba hôm sau, ông ấy mang đến chiếc xe, trả bằng 3 triệu baht tiền mặt”. Wilawan Emsawat tại một ngôi chùa ở Thái Lan trong ảnh đăng mạng xã hội. Ảnh: Bangkok Post.Trong hai năm tiếp theo, Wilawan và vị trụ trì duy trì một mối quan hệ bí mật. Họ đi du lịch cùng nhau, nghỉ ở khách sạn hạng sang, tờ Times cho biết.Năm 2015, Wilawan chia tay Phra Thepwatcharasitthimethi, nhưng cánh cửa bước vào con đường sai trái đã mở ra. Wilawan tiếp tục tiếp cận nhiều nhà sư khác, trong đó có cả học giả, DJ và chính trị gia. Cô sinh 3 người con từ 3 người đàn ông khác nhau, trong đó có một nhà sư ở tỉnh Phitsanulok. Trong suốt nhiều năm, cô duy trì lối sống xa hoa bằng cách lợi dụng mối quan hệ tình cảm để ép tiền từ các nhà sư mà cô có liên hệ.“Tôi từng thấy các sư thầy lái xe sang, đeo đồng hồ Rolex, đi máy bay hạng thương gia. Nếu họ sống như vậy, tại sao tôi không thể xin họ một ít?”, cô nói.Kịch bản tống tiền tinh viVụ việc chỉ vỡ lở khi trụ trì chùa Wat Tri Thotsathep Worawihan (Bangkok), Phra Thep Wachirapamok, cố gắng chia tay Wilawan nhưng bị cô dọa tung bằng chứng. Trong tin nhắn gửi vị sư này, Wilawan yêu cầu khoản “trợ cấp nuôi con” lên đến 7,68 triệu baht, kèm theo nhiều hình ảnh nhạy cảm. Sau khi phát hiện cô giả mang thai, vị trụ trì từ chối đưa tiền thì bị cô công khai mối quan hệ với giới tăng lữ khác, theo Pattaya News.Không dừng lại ở đó, Wilawan còn ép một nhà sư khác - Phra Kru Siriwiriyathada (cựu phó trụ trì chùa Wat Sothon Wararam Worawihan, tỉnh Chachoengsao) - đứng tên tố cáo Phra Thep. Hành động này buộc cảnh sát Thái Lan phải mở cuộc điều tra quy mô lớn dưới sự chỉ đạo của Thiếu tướng Jaroonkiat Pankaew, thuộc Cục Điều tra Trung ương (CIB).Một trong những nạn nhân là Phra Theppacharaporn, trụ trì chùa Wat Chujit Thammaram (Ayutthaya). Ông đã chuyển 380.000 baht từ quỹ chùa cho Wilawan, chưa kể 12,8 triệu baht tiền tiết kiệm cá nhân, sau khi bị cô thuyết phục rằng số tiền này sẽ được đầu tư vào một doanh nghiệp gốm sứ. Thực tế, toàn bộ tiền đều biến mất vào hàng hiệu và cờ bạc trực tuyến.Khi bị bắt, tài khoản ngân hàng của Wilawan chỉ còn chưa đầy 8.000 baht. Cảnh sát bắt giữ Wilawan Emsawat tại nhà riêng ở tỉnh Nonthaburi vào ngày 15/7. Ảnh: Thanee Thaweekeud. Khi cảnh sát tới chùa để triệu tập Phra Thep, ông đã trốn sang Lào. Đồng thời, cảnh sát cũng khám xét nơi ở của Wilawan và thu giữ nhiều tang vật, trong đó có 5 điện thoại, máy tính và tài liệu chứa hơn 80.000 bức ảnh và 5.000 clip nhạy cảm, nhiều trong số đó đã được sử dụng để uy hiếp các nhà sư nhằm chiếm đoạt tài sản.Theo điều tra của CIB, từ năm 2015 đến 2025, Wilawan đã có quan hệ với ít nhất 15 nhà sư, phần lớn là trụ trì hoặc phó trụ trì các chùa lớn tại Bangkok, Ayutthaya, Saraburi, Chachoengsao và Khon Kaen. 12 người đã bị buộc hoàn tục, số còn lại đang bị điều tra, một số đã trốn ra nước ngoài để tránh truy tố.Tổng số tiền cô nhận được lên tới 385 triệu baht, phần lớn chuyển qua hai tài khoản cá nhân.Ngày 15/7, Wilawan bị bắt giữ và chính thức đối mặt với 7 cáo buộc, bao gồm: tiếp tay biển thủ tài sản, đồng phạm rửa tiền, lạm dụng chức vụ, tống tiền, lừa đảo, giam giữ bất hợp pháp và nhận tài sản phi pháp.Trong khi đó, nhiều nhà sư liên quan cũng đang đối mặt với các tội danh tương tự. Thiếu tướng Jaroonkiat Pankaew cho biết, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra toàn bộ clip thu được từ thiết bị của Wilawan để xử lý triệt để các vi phạm giới luật. “Sắc dục là điểm yếu của con người, nhưng không thể dung thứ với các nhà sư”, ông nhấn mạnh.“Chiếc áo cà sa không thể là lá chắn cho danh lợi”Thái Lan là quốc gia có hơn 90% dân số theo đạo Phật, với khoảng 200.000 nhà sư và 85.000 sa di. Nhưng hàng loạt vụ bê bối từ rửa tiền, quan hệ tình ái, tới buôn bán chất cấm đang khiến xã hội mất dần lòng tin vào giới tu sĩ.Ngay sau vụ Wilawan, Văn phòng Phật giáo Quốc gia đã yêu cầu tất cả các chùa công khai tài chính hàng tháng, cấm tu sĩ giữ hơn 100.000 baht tiền mặt, và lập đường dây nóng để người dân tố giác vi phạm. Chính phủ cũng đang sửa đổi Luật Tăng đoàn, đồng thời kêu gọi các tổ chức cư sĩ tham gia giám sát. Wilawan Emsawat (giữa) đi giữa vòng vây của phóng viên tại Cục Điều tra Trung ương ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Bangkok Post.“Đây không còn là chuyện của một người phụ nữ”, nhà bình luận Sanitsuda Ekachai viết trên Bangkok Post. “Đây là trái đắng của một hệ thống lâu nay đã dễ dãi, thiếu minh bạch và đánh mất lý tưởng ban đầu”.“Vụ Wilawan là tấm gương phản chiếu một hệ thống dối trá và đạo đức giả. Các nhà sư phải tự vấn: họ xuất gia vì Phật pháp hay vì quyền lực và danh lợi của chiếc áo cà sa?”, bà cho biết thêm.Bà nhấn mạnh, vụ bê bối này không chỉ là cú sốc truyền thông mà còn là thời điểm vàng để cải tổ Tăng đoàn Thái Lan: tăng cường giám sát tài chính, siết chặt giới luật và phục hồi uy tín đạo pháp trong xã hội hiện đại.Sách hay về Đông Nam ÁĐể giúp độc giả hiểu thêm về Đông Nam Á, Tri Thức - Znews giới thiệu ba cuốn sách của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia về chủ đề này: “Cạnh tranh Trung - Ấn tại Đông Nam Á”, “Gắn kết và chủ động thích ứng: Tầm nhìn và triển vọng của ASEAN sau năm 2025” và “Đông Nam Á học - Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa”.> Độc giả có thể xem thêm tại đây.