Cẩn trọng trào lưu trên mạng xã hội: Ăn nội tạng, thịt sống, nguy cơ khó lường

Tiêu thụ nội tạng, thực phẩm tái sống không còn là điều xa lạ. Thế nhưng trong bối cảnh thực phẩm bẩn và thật - giả lẫn lộn, điều này làm tăng nhiều nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.
Việc tiêu thụ nội tạng, thịt tái sống diễn ra ngày càng phổ biến. Điều này có thể là do sở thích khám phá, thói quen ăn uống theo trào lưu trên mạng xã hội của nhiều người.
Nguy cơ viêm não, động kinh
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Trần Như Thủy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3, giun sán từ động vật có thể lây sang người, thông qua thực phẩm không được nấu chín kỹ hoặc nguồn nước uống. Một số loại nguy hiểm bao gồm:
Sán dải heo (Taenia solium)
Nguồn lây: Heo, thịt heo tái.
Biến chứng: Có thể gây u nang ở não (ấu trùng di chuyển vào hệ thần kinh trung ương).
Sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis)
Nguồn lây: Cá nước ngọt sống (từ các món gỏi cá).
Biến chứng: Viêm gan, xơ gan, ung thư đường mật.
Sán lá phổi (Paragonimus spp.)
Nguồn lây: Cua, tôm nước ngọt chưa nấu chín.
Biến chứng: Gây ho kéo dài, dễ nhầm với lao phổi.
Giun xoắn (Trichinella spiralis)
Nguồn lây: Thịt heo rừng, thịt thú hoang tái.
Biến chứng: Đau cơ, viêm cơ, tổn thương tim, thần kinh.
Sán dải bò (Taenia saginata)
Nguồn lây: Thịt bò sống hoặc tái.
Biến chứng: Gây rối loạn tiêu hóa, giảm hấp thu dinh dưỡng.
“Khi ăn phải thực phẩm nhiễm sán, người dùng có thể xuất hiện một số biểu hiện cấp tính và nguy hiểm như: Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, sốt, ngứa, phát ban hoặc nổi mề đay... Một số trường hợp có thể bị tắc ruột vì nhiễm giun số lượng lớn. Với các loại sán nguy hiểm như sán dải heo, nếu ấu trùng di chuyển vào não có thể gây viêm não, động kinh, nguy hiểm đến tính mạng”, bác sĩ Như Thủy cảnh báo.
Bộ phận nào ở động vật dễ chứa giun sán nhất?
Bác sĩ Như Thủy chỉ ra các loại thực phẩm và bộ phận ở động vật dễ khiến người dùng nhiễm giun sán, nhất là khi ăn tái, ăn sống:
Từ đó, bác sĩ đưa ra một số lưu ý để bảo vệ sức khỏe khỏi các tình trạng bệnh lý nguy hiểm do giun sán từ thực phẩm gây ra, gồm:
“Khi nghi ngờ hoặc phát hiện đã ăn thực phẩm có nguy cơ nhiễm sán, mọi người cần giữ bình tĩnh và theo dõi các biểu hiện cơ thể trong 24-72 giờ đầu. Cần đến ngay cơ sở y tế để làm xét nghiệm phân, xét nghiệm máu tìm kháng thể ký sinh trùng và nhận chỉ định thuốc tẩy giun sán phù hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tẩy giun sán nếu chưa xác định rõ loại giun sán bị nhiễm, vì mỗi loại giun sán có phác đồ khác nhau”, bác sĩ Như Thủy nhấn mạnh.