Nhảy đến nội dung
 

Bước ngoặt quan trọng của Hiệp định Biển cả

TPO - Hiệp định Biển cả vừa đạt được một bước ngoặt quan trọng khi có tới 18 quốc gia đồng ý phê chuẩn, tiến tới việc sắp có chế tài toàn cầu ngăn chặn nạn đánh bắt hải sản quá mức, khai thác biển sâu, biến đổi khí hậu...tại các vùng biển quốc tế.

TPO - Hiệp định Biển cả vừa đạt được một bước ngoặt quan trọng khi có tới 18 quốc gia đồng ý phê chuẩn, tiến tới việc sắp có chế tài toàn cầu ngăn chặn nạn đánh bắt hải sản quá mức, khai thác biển sâu, biến đổi khí hậu...tại các vùng biển quốc tế.

Tin vui về Hiệp định Biển cả xuất hiện từ Hội nghị Đại dương lần thứ ba của Liên Hợp Quốc (UNOC 3) diễn ra ở Nice - Pháp vào chiều tối 9/6 (giờ Pháp). Như vậy, chỉ cần 11 quốc gia nữa đồng ý thì sẽ có đủ 60 quốc gia thông qua các thỏa thuận mang tính lịch sử về đại dương. Khi đó, Hiệp định Biển cả sẽ chính thức có hiệu lực.

Theo AP, Hiệp định Biển cả là thỏa thuận ràng buộc pháp lý đầu tiên tập trung vào việc bảo vệ đa dạng sinh học ở vùng biển quốc tế. Những vùng biển này, nằm ngoài phạm vi quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào, chiếm gần 2/3 đại dương và gần một nửa bề mặt hành tinh. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có khuôn khổ pháp lý toàn diện nào để thành lập các khu bảo tồn biển hoặc thực thi bảo tồn trên biển cả.

Bước ngoặt quan trọng của Hiệp định Biển cả ảnh 1

18 quốc gia vừa đồng ý phê chuẩn Hiệp định Biển cả tại UNOC 3. Ảnh: AP.

Bà Megan Randles - Giám đốc chính trị toàn cầu về đại dương tại tổ chức Hòa bình xanh - cho biết: "Mặc dù xa xôi nhưng biển cả đang chịu áp lực ngày càng tăng từ nạn đánh bắt quá mức, biến đổi khí hậu và mối đe dọa của khai thác biển sâu. Những người bảo vệ môi trường cảnh báo rằng nếu không có biện pháp bảo vệ thích hợp, hệ sinh thái biển ở vùng biển quốc tế sẽ phải đối mặt với tác hại không thể phục hồi".

Bà Randles nói thêm rằng, Hiệp định Biển cả còn là động lực cần thiết để đạt được mục tiêu toàn cầu “30x30” - cam kết quốc tế nhằm bảo vệ 30% diện tích đất liền và biển của hành tinh vào năm 2030.

Hiệp ước tạo ra một quy trình pháp lý cho các quốc gia thành lập những khu bảo tồn biển, bao gồm các chế tài đối với hoạt động phá hoại như khai thác mỏ biển sâu và kỹ thuật địa chất. Nó cũng thiết lập một khuôn khổ cho việc chia sẻ công nghệ, cơ chế tài trợ và hợp tác khoa học giữa các quốc gia. Điều quan trọng hơn là các quyết định theo hiệp ước sẽ được đưa ra đa phương, thông qua hội nghị các bên (COP) thay vì những quốc gia riêng lẻ hành động đơn lẻ.

Bước ngoặt quan trọng của Hiệp định Biển cả ảnh 2

Khi Hiệp định Biển cả được thông qua, sẽ có chế tài toàn cầu ngăn chặn nạn đánh bắt quá mức, khai thác biển sâu, biến đổi khí hậu,...tại các vùng biển quốc tế. Ảnh: AP.

Khi 60 quốc gia phê chuẩn Hiệp định Biển cả, sẽ có 120 ngày đếm ngược trước khi nó chính thức có hiệu lực. Điều đó sẽ mở khóa khả năng bắt đầu chỉ định các khu vực được bảo vệ ở vùng biển khơi và đưa các cơ chế giám sát vào hoạt động.

AP thông tin, hội nghị các bên đầu tiên (COP1) phải diễn ra trong vòng một năm kể từ khi Hiệp định Biển cả có hiệu lực. Cuộc họp đó sẽ đặt nền tảng cho các quyết định về quản trị, tài chính và thành lập cơ quan chủ chốt để đánh giá những đề xuất bảo vệ biển.

Hiện tại, nhiều nhóm môi trường đang thúc đẩy các quốc gia chưa đồng ý Hiệp định Biển cả tiến tới phê chuẩn và thực hiện nhanh chóng.

"Đạt được 60 phê chuẩn sẽ là một thành tựu to lớn, nhưng để hiệp ước có hiệu quả nhất có thể, chúng ta cần các quốc gia trên toàn thế giới tham gia thực hiện. Vì vậy, bước tiếp theo sẽ là tăng từ 60 lên toàn cầu", Rebecca Hubbard - Giám đốc Liên minh Biển cả - cho hay và nhấn mạnh rằng, sự ủng hộ tăng vọt vào ngày 9/6 tại UNOC 3 đã làm dấy lên hy vọng rằng năm nay có thể đánh dấu bước ngoặt đối với lịch sử biển cả.

Kim Thảo
Theo AP, UN
 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn