Nhảy đến nội dung
 

Biết là ứng dụng lừa đảo nhưng vẫn cài, cô gái để tài khoản 600 triệu đồng bị lừa còn 0 đồng mới báo cảnh sát

Cô gái biết là lừa đảo nhưng vẫn chuyển khoản theo yêu cầu.

Dù biết rõ ứng dụng có dấu hiệu lừa đảo, cô Trương – một cư dân tại thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) – vẫn cố tình cài đặt để sử dụng. Khi cô Trương quen một người tự xưng là “chuyên gia đầu tư tài chính” qua mạng xã hội. Người này liên tục quảng bá về ứng dụng đầu tư sinh lời cao, hứa hẹn tỷ suất lợi nhuận ấn tượng. Dù cảm thấy nghi ngờ vì ứng dụng không có mặt trên bất kỳ kho ứng dụng chính thống nào, cô Trương vẫn cài đặt để “thử” với số tiền nhỏ, nhằm kiểm chứng.

Trong 5 ngày đầu tiên, cô đã nạp hơn 16.000 NDT (khoảng 58 triệu đồng) và nhận về lợi nhuận thật. Toàn bộ khoản tiền cả gốc lẫn lãi đều rút được, càng khiến cô thêm tin tưởng. “Lúc đó tôi nghĩ, ứng dụng lạ thật nhưng tiền rút được là thật thì chắc không sao”, cô kể lại.

Tuy nhiên, sau vài lần giao dịch tiếp theo, cô bắt đầu nhận thấy nhiều điểm bất thường: ứng dụng không có giấy phép hoạt động rõ ràng, yêu cầu chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản cá nhân, và hệ thống rút tiền trở nên mập mờ. Biết rõ đây có thể là chiêu trò lừa đảo, cô Trương không rút lui mà quyết định đi nước cờ mạo hiểm. Để lấy được sự tin tưởng của nhóm đầu tư lừa đảo, cô làm theo yêu cầu tiếp tục nạp 170.000 NDT (khoảng 600 triệu đồng) để giăng bẫy. Cô nói rằng đây là toàn bộ số tiền cô có.

Sau đó, cô chủ động liên hệ với cảnh sát Ôn Châu, Chiết Giang (Trung Quốc), cô liền được hỗ trợ bí mật để thu thập bằng chứng. Trong suốt hơn một tháng, cô tiếp tục giao dịch, chụp lại hóa đơn, quay video màn hình các cuộc trò chuyện và ghi lại mọi bất thường trong quá trình sử dụng app.

Nhờ thông tin chi tiết từ cô Trương, cảnh sát lần ra được cơ sở kỹ thuật của ứng dụng. Một số kỹ sư trẻ đã được thuê để phát triển nền tảng với đầy đủ các tính năng: từ hiển thị lợi nhuận giả, ngăn rút tiền thật đến điều chỉnh số dư người dùng. Cảnh sát cho biết, cả hai biết rõ ứng dụng này có dấu hiệu lừa đảo, nhưng vẫn nhận làm với lý do “chỉ phụ trách kỹ thuật, không can thiệp vận hành”.

Cảnh sát bác bỏ lập luận này, cho rằng khi đã biết sản phẩm được dùng vào mục đích phi pháp mà vẫn tiếp tục cung cấp, thì không thể coi là vô can. Qua dữ liệu từ WeChat và QQ, cơ quan chức năng xác định hai kỹ sư từng nhận nhiều đơn đặt hàng từ các nền tảng cờ bạc, đa cấp giả mạo.

Cô Trương sau đó được khen ngợi vì đã dũng cảm hợp tác và cung cấp dữ liệu quan trọng giúp phá án. Việc cô tiếp tục sử dụng ứng dụng, dù biết nguy hiểm, là hành động đầy rủi ro nhưng mang lại hiệu quả lớn. Nhờ thông tin từ cô, cảnh sát đã bắt giữ toàn bộ nhóm đối tượng đứng sau, đồng thời thu hồi và hoàn trả tiền cho hàng chục nạn nhân, trong đó có cả cô Trương.

Theo cảnh sát Ôn Châu, không ít người từng giống cô Trương phát hiện dấu hiệu bất thường nhưng vẫn tiếp tục đầu tư vì cho rằng “đã rút lời được thì sẽ kịp thoát”. Chính sự chủ quan, cộng thêm kỳ vọng làm giàu nhanh khiến họ rơi vào bẫy tinh vi của các nhóm lừa đảo.

Từ vụ việc, cảnh sát cảnh báo người dân nên tỉnh táo trước các ứng dụng đầu tư không rõ nguồn gốc, đặc biệt là những nền tảng yêu cầu chuyển khoản vào tài khoản cá nhân thay vì qua hệ thống trung gian uy tín. Bên cạnh đó, chỉ nên đầu tư vào các sàn được cấp phép bởi cơ quan quản lý tài chính nhà nước, và nên xác minh kỹ trước khi chuyển tiền. Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu lừa đảo, cần lập tức ngừng giao dịch và báo cáo với cơ quan chức năng thay vì “thử vận may”.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn