Nhảy đến nội dung
 

Bí tiểu ở người cao tuổi gây hại thế nào - Báo VnExpress

Bí tiểu là tình trạng không thể đi tiểu hoặc không thể làm trống hoàn toàn bàng quang dù người bệnh có cảm giác mắc tiểu. Đây là vấn đề thường gặp ở người lớn tuổi, nhất là nam giới, do u phì đại tuyến tiền liệt, người bị suy yếu cơ bàng quang, sỏi bàng quang hoặc các bệnh lý thần kinh ảnh hưởng đến chức năng tiết niệu.

Theo ThS.BS Lê Minh Hùng, khoa Tiết niệu - Nam học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, bí tiểu được chia thành hai dạng là cấp tính và mạn tính. Bí tiểu cấp tính xảy ra đột ngột với các dấu hiệu như không thể đi tiểu dù rất muốn, đau hoặc căng tức dữ dội vùng bụng dưới, đôi khi kèm đau lưng dưới. Trong khi đó, bí tiểu mạn tính thường diễn tiến âm thầm. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như khó tiểu, dòng nước tiểu yếu, ngắt quãng, cảm giác tiểu không hết, tiểu nhiều lần trong ngày với lượng ít, tiểu đêm hoặc thậm chí rò rỉ nước tiểu không kiểm soát.

Các triệu chứng trên thường khiến người bệnh mất ngủ vào ban đêm, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài. Ở người già, thể trạng yếu, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến các rối loạn nhận thức như kích động, lú lẫn hoặc mê sảng, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nước tiểu ứ đọng tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Bàng quang bị căng giãn quá mức trong thời gian dài khiến các cơ dần mất khả năng co bóp, dẫn đến tiểu không tự chủ. Áp lực từ bàng quang còn có thể đẩy nước tiểu trào ngược qua niệu quản lên thận, gây thận ứ nước. Qua thời gian, tình trạng này có thể tiến triển thành bệnh thận mạn tính, thậm chí là suy thận không thể hồi phục.

Để chủ động bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa nguy cơ biến chứng do bí tiểu, bác sĩ Hùng khuyên người cao tuổi cần xây dựng thói quen đi tiểu đều đặn, không nhịn tiểu, chú ý kiểm soát và điều trị tốt bệnh u phì đại tuyến tiền liệt. Một số bệnh lý nền khác cần được quan tâm gồm đái tháo đường, táo bón hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu vì có thể gây tổn thương, chèn ép đường tiểu hoặc dẫn đến viêm, tắc nghẽn, làm trầm trọng thêm tình trạng bí tiểu. Người bệnh cần đến bác sĩ khám khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bí tiểu bao gồm thay đổi nhỏ trong thói quen tiểu tiện hay cảm giác khó chịu.

Anh Kiệt

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tiết niệu tại đây để bác sĩ giải đáp
 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn