Bên trong khu điều chế thuốc phóng xạ cho bệnh nhân ung thư

Anh Nguyễn Thế Trung, nhân viên Khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều chuyển thùng chứa thuốc lên xe vận chuyển chuyên dụng đã được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp phép.
Với một máy PET/CT đang hoạt động, mỗi ngày Bệnh viện K cơ sở Tân Triều hai lần đến Trung tâm lấy thuốc để phục vụ cho khoảng 30 bệnh nhân. Theo anh Trung, chỉ khi có thuốc phóng xạ F-18 FDG, các bác sĩ mới có thể chụp PET/CT, từ đó đánh giá đúng giai đoạn bệnh trước khi điều trị, xác định khả năng đáp ứng thuốc và tình trạng tái phát, di căn của bệnh nhân ung thư.
Tại Việt Nam có Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội và một số bệnh viện sử dụng máy gia tốc chủ động sản xuất dược chất phóng xạ có thời gian bán rã ngắn, phục vụ chẩn đoán ung thư. Việc chủ động sản xuất các thuốc phóng xạ trong nước giúp giá sản phẩm rẻ bằng 1/3 so với nhập khẩu và góp phần hình thành và phát triển mạng lưới y học hạt nhân trong nước.