Nhảy đến nội dung
 

Ánh mắt vô cảm của Gen Z: Đáng thương hay đáng trách?

Hiện tượng "Gen Z stare" với ánh mắt trống rỗng, vô cảm đang gây tranh cãi gay gắt giữa các thế hệ. Liệu đây là biểu hiện thiếu kỹ năng giao tiếp hay phản ứng tự nhiên trước những thách thức của thời đại số?

Những video ngắn lan truyền trên mạng xã hội gần đây đã ghi lại khoảnh khắc đáng chú ý: các bạn trẻ Gen Z trong ngành bán lẻ và dịch vụ khách hàng thể hiện biểu cảm "đơ mặt", ánh mắt vô cảm khi tương tác với khách hàng. Các nhà tâm lý gọi đây là hiện tượng "Gen Z stare" - một dạng giao tiếp phi ngôn ngữ phản ánh sự mâu thuẫn sâu sắc giữa các thế hệ.

Điều gì đằng sau ánh mắt ấy và tại sao nó lại gây ra những phản ứng trái chiều như vậy?

Thách thức chuẩn mực truyền thống

Nhiều người thuộc thế hệ Millennial (sinh ra trong giai đoạn 1980 - 1994) cho rằng "Gen Z stare" là biểu hiện của việc thiếu kỹ năng giao tiếp và quy tắc ứng xử cơ bản. Họ cho rằng ánh mắt vô cảm này khiến cuộc trò chuyện trở nên gượng gạo, không đạt hiệu quả giao tiếp mong muốn.

Một số bình luận trên mạng xã hội còn chỉ trích Gen Z là thế hệ lười giao tiếp, không biết chào hỏi và thiếu trách nhiệm trong công việc.

Tuy nhiên, nhiều Gen Z đã lên tiếng phản bác những lời chỉ trích này. Họ khẳng định "Gen Z stare" không phải là hành vi rụt rè hay mất lịch sự, mà là phản ứng tự nhiên trước những yêu cầu vô lý hoặc những tình huống họ không biết cách đáp lại.

Tiến sĩ tâm lý học người Mỹ Sanam Hafeez ủng hộ quan điểm này: "Đối với nhiều thanh thiếu niên, ánh nhìn đó là một dạng phản kháng tinh tế - một cách thể hiện sự không thoải mái với những câu hỏi mang tính coi thường, phán xét hoặc lặp đi lặp lại".

Sự khác biệt giá trị cũng góp phần tạo nên xung đột này. Nếu thế hệ Millennial đề cao tính kỷ luật, sự cống hiến và thái độ chuyên nghiệp tuyệt đối thì Gen Z lại ưu tiên bản thân và sức khỏe tinh thần hơn. Nhà tâm lý học Ellen Hendriksen nhận xét: "Mỗi thế hệ đều chỉ trích thế hệ sau mình. Điều này không có gì lạ cả", theo Business Insider.

Khác biệt về hoàn cảnh sống

Để hiểu rõ hơn về hiện tượng "Gen Z stare", cần nhìn vào điều kiện sống và môi trường trưởng thành khác biệt của thế hệ này. Gen Z (1995 - 2015) là thế hệ đầu tiên lớn lên hoàn toàn trong thời đại Internet và trải qua giai đoạn quan trọng của tuổi trưởng thành trong đại dịch COVID-19.

Theo tạp chí Vox, sự ra đời của Internet đã thay đổi căn bản cách con người kết nối với nhau, còn đại dịch COVID-19 buộc mọi người phải thích nghi với việc giao tiếp trực tuyến do giãn cách xã hội. 

Người lớn đã trưởng thành và định hình tính cách trước khi những thay đổi lớn này xảy ra, do đó họ có nhiều kinh nghiệm trong việc giao tiếp trực tiếp và tương tác xã hội. 

Ngược lại, Gen Z trưởng thành trong thời đại kỹ thuật số và giãn cách xã hội, khiến họ quen với việc giao tiếp gián tiếp qua màn hình điện thoại hay laptop.

Giáo sư tâm lý Tara Well từ trường Barnard College giải thích: Việc giao tiếp gián tiếp qua màn hình khiến Gen Z có xu hướng nhìn nhận bản thân và người khác như một đối tượng hay hình ảnh, thay vì nhìn người khác như những con người đang cùng sống, hít thở, có suy nghĩ và cảm xúc sống động.

Điều này đặc biệt tác động đến Gen Z - thế hệ đầu tiên lớn lên với các nền tảng mạng xã hội như Instagram, TikTok hay Facebook. Việc thường xuyên lướt qua hàng nghìn gương mặt trên mạng hoặc nhìn vào camera đã ảnh hưởng đến cách họ giao tiếp ngoài đời thực. 

Không chỉ vậy, người trẻ cũng có thói quen sử dụng các dịch vụ như mua sắm online một cách tự động, thiếu đi sự tương tác trực tiếp giữa người và người.

Một cuộc khảo sát năm 2024 của nền tảng học tập trực tuyến toàn cầu Preply cho thấy việc giảm tương tác trực tiếp ảnh hưởng đặc biệt tới Gen Z vì nhiều người trẻ thuộc thế hệ này vẫn đang đi học xuyên suốt thời kỳ đại dịch. 

Preply đánh giá: "Như một hậu quả của thế giới ảo, người trẻ đã bỏ lỡ những cơ hội quan trọng để phát triển và rèn luyện kỹ năng giao tiếp của họ", theo tạp chí New York Post.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn