Nhảy đến nội dung

Hủy cỗ cưới 100 triệu để mời khách bánh kẹo, nước chè

Một ngày đầu tháng 5, khi về ăn cưới người con trai út nhà ông chú ruột ở một huyện ngoại thành, tôi khá bất ngờ vì nghe chú nói với mọi người trong họ rằng "đám cưới sẽ diễn ra theo kiểu tiệc ngọt", nghĩa là chỉ có trầu, nước, bánh kẹo, chứ hoàn toàn không có tiệc tùng, cỗ bàn ăn uống linh đình gì cả. Ngay cả khoản thuốc lá chú tôi cũng nói sẽ không mua để đãi khách, vì ông cho rằng hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới môi trường.

Tôi và một số người trong họ thoạt nghe vậy thấy có vẻ hơi ái ngại, vì bấy lâu nay "truyền thống" của làng, xã là hễ nhà ai có đám cưới đều phải làm cỗ để đãi đằng bà con, chòm xóm. Và việc làm mâm cao cỗ đầy như vậy cũng là để "trả nợ miệng" theo kiểu đồng lần. Nghĩa là nhà này cưới đã đãi cỗ thì nhà khác nhất định khi có đám hiếu, hỷ cũng phải có cỗ mời lại.

Tôi hỏi nhỏ ông chú: "Thế chú không sợ dân làng người ta dị nghị hay sao mà cưới theo kiểu như vậy?".

Chú tôi cười, bảo: "Mới đầu chú cũng định làm cả trăm mâm cỗ cưới, thế nhưng thằng con chú đề xuất cưới tiết kiệm bằng tiệc ngọt để dành tiền ấy lấy vốn phát triển kinh tế gia đình sau này... Nghe con cái chí thú làm ăn như vậy, chú tán thành và gạt bỏ phương án cưới làm cỗ ngay, bởi chú nghĩ 100 triệu tiền làm cỗ đấy chi bằng cộng gộp với tiền mừng cưới thu được sẽ thành một khoản vốn không nhỏ cho vợ chồng con đầu tư làm kinh tế trang trại, chăn nuôi. Còn cái chuyện dân làng dị nghị, cười chê thì kệ họ. Các cụ ta vẫn bảo rằng 'ma cười cưới trách' đấy thôi".

>> 'Tôi làm đám cưới không nhận tiền mừng'

Đang tâm sự, tôi thấy con chú từ ngoài sân bước vào. Tôi gọi lại, hỏi: "Em quyết định lễ cưới tiết kiệm, chị rất hoan nghênh. Kệ dân làng người ta cưới làm cỗ linh đình, mình cứ cưới theo cách của mình, thiên hạ cười ba ngày, ba tháng chứ có ai cười ba năm đâu mà sợ. Mà cho họ cười cũng đâu có sao. Thế em dự định cưới xong sẽ phát triển kinh tế trang trại ra sao?".

Thấy tôi hỏi vậy, chú rể cười tươi đáp: "Sau cưới vợ chồng em sẽ dành toàn bộ số tiền đó để vực đất lên cao chống ngập trên ba sào đất ruộng và phát triển kinh tế VAC (vườn - ao - chuồng). Còn số tiền mừng cưới được bao nhiêu bọn em sẽ dùng mua cây, con giống, trang thiết bị phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi.

Em nghĩ chán rồi, nếu mà dịp này cưới linh đình thì gia đình em mất đứt cả hơn trăm triệu, số tiền quá lớn mà nhà nông phải tích góp bao lâu mới có được. Vì vậy em thà để số tiền ấy làm vốn phát triển kinh tế, khi nó sinh lời, vực dậy kinh tế gia đình phát triển khấm khá lên có phải hơn không".

Và rồi, tiệc cưới của em tôi diễn ra thật giản đơn với những bàn tiệc được bày bánh kẹo, hoa quả, trầu, nước, hạt dưa, hạt bí... Thế nhưng, tối thấy đám tiệc vẫn vô cùng vui vẻ, khách khứa, xóm làng hội tụ đông đúc. Tôi thầm nghĩ, ở các vùng quê trên cả nước, khi điều kiện kinh tế các hộ dân đại đa số còn nghèo, thì đâu nhất thiết cứ phải làm đám cưới hoành tráng với cỗ bàn linh đình, to tát để rồi "gánh" nợ nần cho khổ vào thân? Chi bằng cứ cưới theo hình thức tiết kiệm như nhà chú tôi, vừa đỡ mệt, đỡ tốn kém, mà còn có tiền làm vốn để làm ăn, phát triển kinh tế gia đình.

Nguyễn Thuý Uyên

 
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn