Nhảy đến nội dung
 

Hơn 100 học sinh Ấn Độ bị bệnh sau bữa trưa có rắn chết trong nồi

Theo báo cáo, có khoảng 500 trẻ em đã ăn bữa ăn này. Ảnh: Asiasociety.

Một vụ việc nghiêm trọng đã xảy ra tại một trường công lập ở làng Mokama, gần Patna, bang Bihar (Ấn Độ) vào ngày 24/4, khiến hơn 100 trẻ bị ốm sau khi ăn bữa trưa tại trường.

Bữa ăn này nằm trong khuôn khổ chương trình bữa ăn giữa ngày, một sáng kiến cung cấp bữa ăn miễn phí lớn nhất thế giới cho học sinh các trường công lập nhằm cải thiện dinh dưỡng, tăng tỷ lệ nhập học và giảm bỏ học.

Theo các báo cáo, gần 500 học sinh đã dùng bữa trưa này. Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Ấn Độ (NHRC) cho biết có nghi ngờ rằng đầu bếp của trường đã phục vụ bữa ăn cho học sinh sau khi gắp một con rắn chết ra khỏi nồi thức ăn.

Ủy ban đã yêu cầu các quan chức cấp cao của bang và cảnh sát cung cấp báo cáo chi tiết về vụ việc trong vòng 2 tuần.

"Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Ấn Độ đã chủ động ghi nhận thông tin trên báo chí về việc hơn 100 trẻ em ngã bệnh sau khi ăn bữa ăn giữa ngày tại khu vực Mokama, Patna, Bihar", thông báo cho biết. "Ủy ban nhận thấy rằng nếu thông tin này là sự thật, đó là vấn đề nghiêm trọng về việc vi phạm quyền con người của học sinh".

Theo Independent, nhiều học sinh sau khi ăn đã xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt và nôn mửa, khiến phụ huynh lo lắng và nhanh chóng đưa các em đến bệnh viện.

Vụ việc đã gây ra sự phẫn nộ trong cộng đồng, người dân địa phương biểu tình và chặn đường cao tốc để yêu cầu nhà trường chịu trách nhiệm.

Theo Times of India, các chuyên gia cho biết nguy cơ sức khỏe thường gặp nhất khi ăn phải thực phẩm ô nhiễm loại này là nhiễm khuẩn. Xác động vật, bao gồm cả rắn, là môi trường thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của các vi khuẩn gây hại như Salmonella, Clostridium và E. coli.

Những vi khuẩn này có thể gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, biểu hiện qua các triệu chứng như nôn, tiêu chảy, sốt và mất nước.

Ngoài ra, quá trình phân hủy của rắn còn giải phóng các độc tố gây thối rữa. Các độc tố này có khả năng dẫn đến sốc nhiễm độc, đặc biệt nguy hiểm khi ăn phải lượng lớn hoặc đối với người có hệ miễn dịch yếu.

Nọc độc của rắn có thể gây tổn thương niêm mạc miệng và gây loét. Một số loài rắn còn mang theo ký sinh trùng như giun tròn hoặc sán lá, có thể lây nhiễm sang thực phẩm và gây ra các bệnh nhiễm trùng ở đường tiêu hóa hoặc toàn thân.

Chương trình bữa ăn giữa ngày ước tính mỗi năm cung cấp thức ăn cho khoảng 100 triệu trẻ em ở Ấn Độ.

Các vụ việc liên quan đến ngộ độc thực phẩm trong chương trình này đã từng xảy ra trước đây. Năm 2013, 23 học sinh tại một trường học ở huyện Saran, cũng thuộc bang Bihar, đã tử vong sau khi ăn bữa trưa nhiễm thuốc trừ sâu. Vụ việc đã gây ra làn sóng phẫn nộ và các cuộc biểu tình bạo lực.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.