Nhảy đến nội dung
 

Thế hệ làm 3 nghề mới đủ kiếm ăn ở Trung Quốc

Giáo dục đại học không đáp ứng được nhu cầu thị trường, khiến sinh viên khó tìm việc. Ảnh minh họa: Xiaohongshu.

Trong vài năm trở lại đây, thị trường lao động khắc nghiệt tại Trung Quốc đã sinh ra một loạt thuật ngữ mới phản ánh nỗi bất an của cả một thế hệ.

Sau “nằm thẳng” (lying flat), “nội cuồng” (involution) và “996” (làm việc từ 9h sáng đến 9h tối, 6 ngày/tuần), giới trẻ nước này giờ đây gọi nhau là “slash youth”, khái niệm chỉ thế hệ sống nhờ nhiều nghề bán thời gian cùng lúc, theo Barron’s.

Những 'thanh niên đa nghề'

Thuật ngữ "slash" (dấu gạch chéo) hay "thanh niên đa nghề" tượng trưng cho việc nhiều người trẻ định danh bản thân qua một chuỗi công việc: viết lách / chụp ảnh / thiết kế. Nếu trước kia đây là biểu hiện của tham vọng, thì nay là cách sinh tồn trong một thị trường việc làm đầy bất ổn.

Trung Quốc hiện có hơn 80 triệu người thuộc nhóm “slashers”, phần lớn không phải đang theo đuổi đam mê, mà buộc phải dạy học, giao hàng, làm livestream, chỉnh video hay bán hàng online để xoay sở chi tiêu.

24 tuổi, tốt nghiệp ngành marketing tại Thành Đô (Trung Quốc), Lin Yuhan đã cố gắng tìm việc toàn thời gian nhưng thất bại. Hiện cô vừa dạy kèm học sinh trung học, vừa thiết kế tờ rơi quảng cáo và làm phục vụ cuối tuần tại tiệm trà sữa.

“Tôi vẫn nộp đơn mỗi tuần, nhưng chưa có phản hồi. Không như kỳ vọng sau khi ra trường, nhưng ít nhất làm nhiều thứ vẫn giúp tôi tiến về phía trước. Tôi chưa muốn quay về nhà, trừ khi chẳng còn lựa chọn nào khác”, Lin nói.

Thanh nien da nghe,  Trung Quoc,  Tim kiem viec lam,  Nghe tay trai,  Viec lam on dinh,  viec lam Trung Quoc anh 1

“Thanh niên đa nghề” phản ánh sự bất an của người trẻ. Ảnh minh họa: Reuters.

Tình trạng này không chỉ phổ biến ở thành phố lớn. Zhang Rui (28 tuổi), từng làm trong lĩnh vực bất động sản ở Thâm Quyến (Trung Quốc), đã phải quay về quê nhà tại Hà Nam (Trung Quốc) sau khi bị sa thải. Giờ anh giao đồ ăn, cắt dựng video cưới và thỉnh thoảng livestream sửa xe đạp.

“Không công việc nào đủ sống nếu làm riêng lẻ. Nhưng cộng lại thì trả được hóa đơn. Tôi không còn tin vào một công việc ổn định nữa, nó không tồn tại với người như tôi”, chàng trai chia sẻ.

Lối đi 'tạm bợ'

Theo số liệu chính phủ, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm tuổi 16–24 tại đô thị đã giảm xuống 14,9% trong tháng 5. Tuy nhiên, con số này không tính sinh viên đại học, vốn là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Các nhà phân tích cho rằng tỷ lệ thực tế có thể vượt 20%.

Nguyên nhân chính nằm ở sự mất cân đối giữa hệ thống giáo dục đại học và nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

Mỗi năm, hơn 12 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học tại Trung Quốc, phần lớn mơ ước làm việc trong các ngành công nghệ, tài chính hoặc cơ quan nhà nước, những lĩnh vực từng hứa hẹn cơ hội thăng tiến. Nhưng nay, những ngành này đang thu hẹp cánh cửa với người mới, do ảnh hưởng từ khủng hoảng thị trường bất động sản, các đợt siết chặt quy định đối với giáo dục tư nhân và công nghệ, cùng với nhu cầu toàn cầu suy yếu.

Trước thực tế đó, nhiều người trẻ buộc phải chuyển hướng sang các công việc tự do hoặc linh hoạt để trang trải cuộc sống.

Thanh nien da nghe,  Trung Quoc,  Tim kiem viec lam,  Nghe tay trai,  Viec lam on dinh,  viec lam Trung Quoc anh 2

Làm nhiều nghề vẫn chỉ là một giải pháp tạm thời. Ảnh minh họa: Sha Lang/VCG.

Trong hoàn cảnh ấy, “slash” trở thành giải pháp tình thế. Song, môi trường làm việc linh hoạt không đồng nghĩa với ổn định. Nhiều người trẻ dựa vào các nền tảng số với thuật toán khắt khe, yêu cầu họ phải luôn sẵn sàng, đặc biệt trong các ngành giao hàng và vận tải. Hậu quả là áp lực thể chất, rối loạn tâm lý và kiệt sức gia tăng, trong khi quyền lợi lao động gần như bị bỏ ngỏ.

Các nhà kinh tế cho rằng Trung Quốc cần đầu tư sâu hơn vào giáo dục nghề, cải thiện luật bảo vệ người lao động trong nền nền kinh tế "gig" (mô hình mà người lao động làm việc tự do, ngắn hạn theo từng công việc nhỏ lẻ), và mở rộng kênh việc làm ở các lĩnh vực như y tế, năng lượng xanh, sản xuất công nghệ cao.

Ở một góc nhìn rộng hơn, sự trỗi dậy của “slash” phản ánh sự thay đổi căn bản trong cách giới trẻ Trung Quốc nhìn nhận tương lai. Con đường từ đại học đến công việc bàn giấy, sở hữu nhà và lập gia đình không còn đáng tin. Họ buộc phải ứng biến bằng nhiều vai trò cùng lúc, dù chưa chắc biết đâu mới là điểm đến lâu dài.

Vì sao công ty chi tiền trang trí bàn làm việc riêng cho nhân viên?

Nhiều công ty hiện khuyến khích nhân viên cá nhân hóa không gian làm việc bằng cách tự trang trí bàn làm việc. Theo cuốn sách Đi làm đừng đi lầm của Tiến sĩ Tâm lý học Ron Friedman, việc này giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, tăng cường cảm giác kiểm soát và giảm căng thẳng, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc. Ngoài ra, việc cá nhân hóa không gian còn thúc đẩy tính trách nhiệm và cảm giác thuộc về doanh nghiệp của nhân viên.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn