Nhảy đến nội dung
 

Hà Nội đang làm gì để "hồi sinh những dòng sông chết”?

(Dân trí) - Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội thông tin về các dự án, giải pháp nhằm "hồi sinh các dòng sông chết" trong nội đô, trong đó có sông Tô Lịch.

Tại buổi tọa đàm Giải pháp hồi sinh những dòng sông chết” do báo Tiền Phong phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức ngày 10/7, ông Lê Đình Du, Trưởng phòng Quản lý hạ tầng cấp thoát nước, Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết thành phố đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để hồi sinh sông Tô Lịch.

Trước mắt, theo ông Du, Hà Nội đang triển khai các dự án nạo vét lòng sông, thu gom toàn bộ nguồn xả, cửa xả nước thải ra sông Tô Lịch, sau đó đưa về xử lý tại Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.

Các dự án thu gom và cải tạo lòng sông Tô Lịch được yêu cầu chậm nhất đến 30/8 phải hoàn thành. Ông Du nói các đơn vị liên quan sẽ tiến hành lấy nước vào để phục hồi dòng chảy trên sông Tô Lịch.

Để tạo dòng chảy, Hà Nội sẽ lấy nước từ Hồ Tây đã được xử lý trước khi đưa vào sông Tô Lịch ở cửa điều tiết A trên địa bàn phường Tây Hồ. Từ nguồn nước này sẽ tạo được dòng chảy trên sông Tô Lịch.

Về giải pháp lâu dài, thành phố đang triển khai dự án cải tạo, chỉnh trang hạ tầng hai bên sông Tô Lịch với mục đích tạo cảnh quan, phát huy giá trị lịch sử, tạo không gian văn hóa hướng tới phát triển du lịch.

Ông Nguyễn Đình Hoa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, cho biết các dòng sông nội đô, kể cả một số hồ chứa trong thành phố, đang đối diện với tình trạng ô nhiễm. Nguyên nhân chính do tốc độ đô thị hóa rất nhanh, ý thức của người dân không giữ gìn vệ sinh, vứt rác ra sông hồ. Lòng sông, hồ bị lấn chiếm nhiều.

Cùng với đó, theo ông Hoa, nguyên nhân còn do quy hoạch trước đây cho phép tất cả hệ thống xả thải, kể cả xả thải sinh hoạt, công nghiệp từ các cụm công nghiệp chưa có thiết kế xử lý thu gom vào khu vực riêng.

“Nhiều nơi có tình trạng xả thải trực tiếp ra các dòng sông”, ông Hoa nói.

Các dòng sông bị ô nhiễm thậm chí không còn dòng chảy. Hiện mực nước của hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình thấp hơn so với trước đây, có thời điểm thấp hơn mặt nước trước đây và thiết kế đê tối đa 14m, gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống thủy lợi.

Về giải pháp “hồi sinh” các dòng sông, ông Hoa khẳng định đây là vấn đề Hà Nội rất quan tâm vấn.

Theo đó, thành phố đã tập trung đầu tư vào các công trình thủy lợi, củng cố trạm bơm và trạm xử lý nước thải. Hà Nội cũng đang nghiên cứu để khởi công đầu tư xây dựng trạm bơm ở cụm đầu mối Liên Mạc nhằm trực tiếp bơm nước sông Hồng vào sông Nhuệ.

Dự án đã được HĐND TP Hà Nội phê duyệt với mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, trong đó giải phóng mặt bằng khoảng 900 tỷ. Giai đoạn 2 sẽ tiếp tục kè sông Nhuệ từ đê Liên Mạc đến hết cầu Trắng.

Một dự án khác được nghiên cứu nằm tại khu vực huyện Phúc Thọ (cũ), sẽ được xin ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Môi trường để bơm nước từ sông Hồng và lưu vực sông Đáy, theo ông Hoa.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội cũng đang khảo sát và thường xuyên giao các công ty công trình thủy lợi rà soát nâng cấp hệ thống thủy lợi, liên quan đến rất nhiều dòng sông nội đô.

“Nguyên tắc sông muốn sạch phải có nước sạch, tắc ở đâu phải khơi thông ở đó”, ông Hoa nhấn mạnh.

Thời gian tới, cơ quan này tiếp tục báo cáo UBND TP Hà Nội thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới. Trong đó sẽ phát động cải tạo nâng cấp các hệ thống hồ chứa, kể cả hồ thủy lợi vừa dự trữ nước, vừa đảm bảo môi trường.

Hà Nội hiện có 9 con sông chảy qua thủ đô, gồm sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ, sông Tích và Tô Lịch.

Trừ sông Tô Lịch nằm trong nội đô, 8 con sông còn lại đều chảy qua nhiều tỉnh, thành khác.

Cùng với sông, Hà Nội còn có hệ thống đầm, hồ dày đặc. Dù phần lớn hồ đã bị san lấp để lấy mặt bằng xây dựng, Hà Nội hiện còn khoảng 100 hồ, phân bổ ở khắp xã phường như Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Quảng Bá, Trúc Bạch, Thiền Quang, Bảy Mẫu, Thanh Nhàn, Linh Đàm, Yên Sở, Giảng Võ, Đồng Mô, Suối Hai...

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn