Nhảy đến nội dung
 

GS Vũ Minh Khương: 'Cần thay đổi nhận thức để tận dụng 5G'

Việt Nam là điểm nhấn trong khu vực về phát triển 5G. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất đối với việc triển khai 5G tại Việt Nam là thiếu nhận thức rõ ràng về giá trị mà công nghệ này.

GS Vũ Minh Khương chia sẻ tại buổi công bố kết quả báo cáo nghiên cứu. Ảnh: LKYSPP.

Theo báo cáo "Tận dụng 5G để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi do AI dẫn dắt tại ASEAN” do Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu - LKYSPP (Singapore) công bố mới đây, khu vực ASEAN đang đứng trước cơ hội to lớn dưới sự phát triển của 5G. Chỉ riêng công nghệ 5G đã được kỳ vọng đóng góp tới 130 tỷ USD cho nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2030. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng 5G vẫn còn chênh lệch lớn trong khu vực, từ 48,3% tại Singapore cho đến dưới 1% tại một số quốc gia thành viên ASEAN. Nếu không có hành động phối hợp kịp thời, những chênh lệch này có thể làm sâu sắc thêm khoảng cách số và làm suy yếu năng lực cạnh tranh khu vực, khiến ASEAN bị tụt lại phía sau trong cuộc đua chuyển đổi số toàn cầu. Cơ hội dẫn đầu đang khép lại “Sự hội tụ giữa 5G và AI chính là hạ tầng cho đổi mới sáng tạo, thúc đẩy các lĩnh vực như sản xuất thông minh, nông nghiệp chính xác, và giao thông tự hành. Nhưng ASEAN không thể chần chừ. Cánh cửa để khẳng định vai trò dẫn đầu khu vực trong kết nối thông minh đang nhanh chóng khép lại”, GS Vũ Minh Khương chia sẻ. Theo GS Khương, đây là lúc để các chính phủ hành động dứt khoát. Những chiến lược phối hợp để thúc đẩy vai trò lãnh đạo khu vực trong việc kết nối thông minh phải được thiết lập để giúp khu vực vượt lên khỏi các bước cải tiến nhỏ lẻ, hướng tới vai trò lãnh đạo số mang tính chuyển đổi.Nhìn về phía trước, nghiên cứu chỉ ra một viễn cảnh nơi ASEAN dẫn đầu trong kỷ nguyên 5G-AI: doanh nghiệp vươn ra toàn cầu nhờ sản xuất thông minh; nông dân tối ưu hóa năng suất nhờ phân tích dữ liệu AI; học sinh vùng sâu vùng xa được tiếp cận nền giáo dục nhập vai tiên tiến. GS Vũ Minh Khương cho rằng Việt Nam có thể tận dựng nhiều lợi thế từ những quốc gia đi trước về 5G. Ảnh: LKYSPP. Để hiện thực hóa tầm nhìn này, ASEAN cần sự phối hợp chiến lược, quyết tâm mạnh mẽ và cam kết chuyển đổi số bền vững.Nghiên cứu cho thấy Việt Nam đã bắt đầu thương mại hóa 5G từ tháng 10/2024, sớm hơn nhiều quốc gia ASEAN khác hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện hạ tầng và chiến lược triển khai. Đáng chú ý, Việt Nam nổi lên với một số điểm nhấn đặc biệt trong hành trình số hóa này. Trước hết, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có mức độ tự tin cao nhất về triển vọng 5G, ngang hàng với Malaysia và Thái Lan, đồng thời cao hơn mức trung bình của khu vực. Theo báo cáo, Việt Nam theo đuổi chiến lược “Theo sau thông minh”, tức không vội trở thành quốc gia tiên phong, mà ưu tiên tiếp nhận công nghệ vào thời điểm chín muồi, đồng thời đẩy mạnh triển khai trên diện rộng. Với việc đã thương mại hóa 5G và đặt mục tiêu phủ sóng hơn 99% dân số vào năm 2030, chiến lược này cho thấy rõ sự tính toán về mặt hiệu quả và chi phí. Cách tiếp cận này giúp Việt Nam triển khai 5G tiết kiệm và hiệu quả hơn, đặc biệt tại các khu vực trọng điểm như khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cảng biểnGS Vũ Minh Khương cho rằng rào cản lớn nhất đối với việc triển khai 5G tại Việt Nam là thiếu nhận thức rõ ràng về giá trị mà công nghệ này mang lại, đặc biệt trong việc thúc đẩy AI. Ông chỉ ra rằng các chiến dịch phổ cập AI ở Việt Nam diễn ra rất sôi động, từ người dân đến các doanh nghiệp nhỏ đều đã quen thuộc với những công cụ như ChatGPT để học hỏi và ứng dụng. Tuy vậy, việc nhìn nhận 5G như một nền tảng thiết yếu giúp AI phát huy tối đa hiệu quả vẫn còn hạn chế, ngay cả trong ngành viễn thông.Vì vậy, Việt Nam có thể học hỏi từ các mô hình điều phối phát triển 5G hiệu quả trong khu vực như trường hợp Singapore. Theo GS Khương, yếu tố then chốt là sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp, các nhà cung cấp công nghệ quốc tế và người dùng cuối nhằm thúc đẩy các ứng dụng thương mại cụ thể, từ đó tạo ra giá trị thực tiễn thay vì chỉ dừng lại ở triển khai hạ tầng. Cần đưa doanh nghiệp làm trung tâm Dựa trên các cuộc phỏng vấn chuyên sâu và khảo sát với hơn 400 chuyên gia đến từ 8 quốc gia ASEAN, nghiên cứu của LKYSPP xác định 10 trụ cột cấp thiết nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi 5G - AI. Trọng tâm đầu tiên là thiết lập vai trò lãnh đạo số phối hợp để giải quyết tình trạng phân mảnh đang kìm hãm tốc độ tiến bộ khu vực. Các chính phủ cần nhìn nhận 5G như một hạ tầng chiến lược cho AI, chứ không đơn thuần là nâng cấp viễn thông, đồng thời cần khẩn trương thu hẹp khoảng cách kỹ năng đang cản trở doanh nghiệp áp dụng công nghệ. Để hiện thực hóa tương lai số của khu vực, báo cáo đề xuất 5 ưu tiên chiến lược dành cho ASEAN. Trước hết, các quốc gia cần xây dựng chiến lược quốc gia về 5G và AI với lộ trình cụ thể đến năm 2030. Đồng thời, việc thành lập các cơ quan điều phối có thực quyền tại từng nước thành viên được xem là cần thiết để đảm bảo tính đồng bộ trong triển khai. Báo cáo khẳng định tầm quan trọng của việc áp dụng các chính sách toàn diện và tiên tiến nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận công nghệ và đổi mới sáng tạo. Song song đó, ASEAN cần phát triển hệ sinh thái AI dựa trên mô hình hợp tác giữa khu vực công và tư nhân. Cuối cùng, việc thiết lập cơ chế giám sát chặt chẽ được xem là công cụ quan trọng để theo dõi tiến độ và kịp thời điều chỉnh các bước đi chiến lược.Đáng chú ý, báo cáo nhấn mạnh rằng doanh nghiệp cần được đặt làm trung tâm trong việc thúc đẩy tác động kinh tế của 5G. Trong khu vực, đã có một số mô hình thành công tiêu biểu như cảng thông minh sử dụng 5G tại Singapore giúp giảm độ trễ tới 50%; Thái Lan triển khai hệ thống quản lý thiên tai tích hợp AI; Malaysia đạt tỷ lệ phủ sóng dân số tới 82% nhờ mô hình mạng viễn thông chia sẻ. Theo báo cáo, mạng 5G riêng tư (private 5G) là yếu tố then chốt trong công cuộc chuyển đổi công nghiệp 4.0, trong khi truy cập không dây cố định (FWA) là giải pháp hữu hiệu để thu hẹp khoảng cách kết nối tại các khu vực khó tiếp cận. Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng việc triển khai 5G hiện tại chính là nền móng cho sự phát triển của 6G vào năm 2030. Vì thế, các quyết định chiến lược hiện nay sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới năng lực cạnh tranh trong tương lai. Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn