Giới tài phiệt đã giúp ông Trump đánh bóng hình ảnh thế nào?

Trước vị Tổng thống Mỹ hành xử như một "CEO quốc gia", các nhà lãnh đạo doanh nghiệp buộc phải học cách vừa bán hàng, sản xuất, đầu tư, mà còn phải vừa “trình diễn” cùng ông Trump.
![]() |
Trong chuyến công du Trung Đông gần đây, Tổng thống Donald Trump không chỉ đưa ra các thông điệp chính trị, ông còn dẫn theo một “đoàn tùy tùng đặc biệt”: những ông trùm doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ.
Từ CEO của Nvidia, các đại diện của ngành dầu khí, ngân hàng, cho đến các nhà điều hành bệnh viện và tập đoàn xa xỉ phẩm, tất cả đều xuất hiện tại các điểm dừng chân của Trump như Saudi Arabia, Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Họ hủy lịch làm việc, dời họp hội đồng quản trị tại quê nhà để bay bằng chuyên cơ riêng theo sau chiếc Không lực Một chỉ để có mặt kịp thời, tạo dựng mối quan hệ với ông chủ Nhà Trắng và góp phần quảng bá hình ảnh mà ông muốn xây dựng trong chuyến công du lớn đầu tiên kể từ khi trở lại ghế tổng thống.
Từ phòng họp đến sân khấu chính trị
Khi ông Trump đã “quen thuộc trở lại” với Phòng Bầu Dục, một buổi gặp mặt Tổng thống hoặc một chuyến công tác nước ngoài cùng ông đã trở thành hoạt động quen thuộc tựa như phát biểu tại các hội nghị ngành đối với giới lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ, AP viết.
Các “ông lớn” trong giới kinh doanh đang dành nhiều thời gian hơn bao giờ hết để lấy lòng chính quyền Trump, với kỳ vọng đổi lại là được nới lỏng các quy định và miễn giảm thuế quan. Về phần mình, ông Trump sẵn sàng coi họ như những “diễn viên phụ” nhằm tô điểm cho hình ảnh của người đang chèo lái một nền kinh tế thịnh vượng, dù thực tế tăng trưởng đang chậm lại.
Trong các cuộc trò chuyện riêng, nhiều CEO cho biết họ cũng không ngờ mình đang dần trở thành “thành viên không chính thức” trong những đoàn công du của ông Trump. Các chuyên cơ doanh nghiệp luân phiên hạ cánh tại Saudi Arabia, Qatar và UAE đúng theo lộ trình của Tổng thống Mỹ.
|
Chủ tịch kiêm CEO Boeing Kelly Ortberg, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch kiêm CEO GE Aerospace Larry Culp tham dự một cuộc thảo luận bàn tròn tại Doha (Qatar) ngày 15/5. Ảnh: Reuters. |
Song, theo họ, họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc “bám sát Trump”, đặc biệt khi vị tổng thống này sẵn sàng sử dụng chính sách thuế như công cụ đàm phán mạnh tay.
“Chúng tôi đang có một tổng thống trực tiếp đi bán hàng cho nước Mỹ”, ông Trump phát biểu tại Abu Dhabi, khi đứng cạnh Giám đốc điều hành Bệnh viện Cleveland Clinic Foundation, ông Tomislav Mihaljevic, và không quên châm chọc người tiền nhiệm Joe Biden: “Bạn nghĩ Biden sẽ làm như thế này à? Tôi không nghĩ vậy. Nhưng tôi thì thấy việc đó rất quan trọng. Tôi phải làm người cổ vũ cho đất nước mình”.
Trong chuyến công du đầu tiên đến Trung Đông của ông Trump, từng buổi họp báo, hội nghị kinh tế được các nước chủ nhà gấp rút tổ chức nhằm tạo sân khấu để ông Trump phô diễn kỹ năng thương thuyết và hình ảnh "người bán hàng quốc gia".
Trong khi đó, các lãnh đạo doanh nghiệp ký kết biên bản ghi nhớ, quảng bá hợp tác đầu tư như một phần của màn trình diễn chính trị, đồng thời tận dụng cơ hội để mở rộng mạng lưới quan hệ và tìm kiếm cơ hội bảo vệ lợi ích.
Bắt tay có điều kiện
Trong gần 4 tháng tại nhiệm, vị tân Tổng thống Mỹ đã chứng minh rằng trong thế giới của ông, những ai tỏ ra trung thành và biết cách làm hài lòng ông sẽ được ưu ái, như Elon Musk với những màn quảng cáo Tesla công khai ngay tại Nhà Trắng.
Ngược lại, các tập đoàn “khó bảo” như Amazon, các trường đại học và hãng luật lại trở thành mục tiêu công kích trong các nhiệm kỳ của ông.
Dẫu vậy, việc dành nhiều thời gian bên cạnh tổng thống Mỹ cũng không phải là kim bài miễn tử trước cơn thịnh nộ của ông. Apple, Amazon, Walmart và nhiều tập đoàn khác dù công khai cam kết tạo việc làm trong nước, vẫn bị ông Trump công kích.
Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi rằng liệu có phải những cam kết đó chỉ đang giúp quảng bá hình ảnh Tổng thống hơn là bảo vệ lợi nhuận của chính doanh nghiệp.
“Ông Trump cần sự tán tụng. Việc các CEO đến gặp và nịnh nọt ông có thể bị xem là xu nịnh, nhưng lại thường đem về lợi ích thiết thực và được truyền thông chính phủ hậu thuẫn”, Giáo sư Jeffrey Sonnenfeld từ Viện Lãnh đạo CEO của Đại học Yale nhận xét.
Không chỉ các công ty Mỹ, ngay cả doanh nghiệp Pháp như LVMH - tập đoàn sở hữu thương hiệu Tiffany & Co. - cũng tham dự một sự kiện tại Phòng Bầu dục vào tuần này để tranh thủ sự tiếp cận với ông Trump. Ông Trump đã vinh danh tập đoàn vì đã chế tác “Huân chương Hy sinh” trao tặng gia đình ba sĩ quan cảnh sát thiệt mạng tại Florida.
|
Alexandre Arnault sẽ đại diện Tập đoàn LVMH đến tham dự một sự kiện tại Phòng Bầu dục vào tuần này. Ảnh: Reuters. |
Dù cổ phiếu LVMH sụt giảm trong năm nay do lo ngại thuế quan ảnh hưởng đến các mặt hàng xa xỉ như túi xách và rượu champagne, ông Trump vẫn dành lời khen nồng hậu khi gặp Alexandre Arnault - con trai tỷ phú Bernard Arnault, đại diện tập đoàn.
“Cảm ơn rất nhiều, Alexandre. Tôi trân trọng việc anh đến đây. Anh ấy đã bay từ Pháp sang”, ông Trump phát biểu.
Loay hoay tìm cách tiếp cận
Không giống như thời chính quyền Biden, nơi các mối quan hệ được thiết lập qua các kênh chính thống, với ông Trump, ngay cả các CEO lớn cũng không chắc ai là người có ảnh hưởng thực sự với tổng thống. Nhiều người chọn tiếp cận Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent như một cầu nối, nhưng điều đó cũng không bảo đảm được sự bảo vệ tuyệt đối.
CEO Walmart Doug McMillon dù đã có cuộc gọi hẹn sẵn với Bessent vào ngày 17/5, vẫn bị ông Trump nêu đích danh trên mạng xã hội, yêu cầu “hãy tự gánh phần chi phí tăng lên từ thuế quan”.
Câu chuyện của Amazon là ví dụ rõ ràng khác. Nhà sáng lập Jeff Bezos từng dự lễ nhậm chức của ông Trump, nhưng vẫn bị gọi điện khi có thông tin Amazon cân nhắc hiển thị tác động của thuế Trump lên giá sản phẩm để cạnh tranh với Temu và Shein. Dù kế hoạch này sau đó đã bị hủy, Bezos vẫn bị ông Trump vẫn gọi để "trao đổi".
![]() |
Dù CEO Jeff Bezos (ngoài cùng bên trái) từng được mời tham dự lễ nhậm chức của ông Trump, Amazon vẫn bị ông Trump nhắm đến nếu có chính sách ảnh hưởng đến hình ảnh của ông. Ảnh: Reuters. |
Trong ngành ôtô, lãnh đạo của General Motors, Ford và Stellantis đã phải gặp trực tiếp ông Trump để trình bày tác động tiêu cực từ chính sách thuế. Dù được miễn trừ phần nào đối với các linh kiện chưa nằm trong thỏa thuận thương mại Mỹ - Mexico - Canada, ngành vẫn bị ảnh hưởng bởi mức thuế 25% đánh vào thép và nhôm nhập khẩu.
Ông Trump mô tả thay đổi này là “giải pháp tạm thời” nhằm giúp ngành công nghiệp chuyển mình, thúc đẩy sản xuất trong nước. “Chúng tôi chỉ muốn hỗ trợ họ trong giai đoạn chuyển tiếp ngắn này,” ông nói. “Chúng tôi không định trừng phạt họ”.
Hay với Apple, sau cam kết đầu tư 500 tỷ USD vào Mỹ, “táo khuyết” vẫn bị ông Trump nhắc nhở khi có kế hoạch chuyển một phần sản xuất iPhone sang Ấn Độ. "Tôi nói với Tim Cook rằng: 'Tôi đã đối xử rất tốt với ông. Giờ tôi nghe nói ông đang xây nhà máy khắp Ấn Độ. Tôi không thích điều đó'", ông Trump kể lại tại Qatar.Một trong những người hiếm hoi tác động được đến Trump lại không phải qua họp kín, mà là... trên truyền hình. Ngày 9/4, khi thị trường tài chính hoảng loạn vì các đòn thuế mới, CEO JP Morgan Chase Jamie Dimon lên sóng Fox Business Network, khuyên Trump nên “hít thở sâu” và quay lại bàn đàm phán. Bất ngờ thay, Trump nghe theo. Cùng ngày, ông hạ mức thuế xuống 10% để mở đường cho 90 ngày đàm phán.Lời khuyên của Dimon đã nhanh chóng tạo hiệu ứng. Cùng ngày, ông Trump thông báo hạ mức thuế về 10% và cho biết sẽ mở đàm phán trong vòng 90 ngày. “Tôi vừa xem Jamie Dimon nói chuyện trên chương trình của Maria Bartiromo sáng nay, và ông ấy nói rất hay”, ông Trump kể lại.Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước MỹMục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.