Giới siêu giàu ồ ạt chạy khỏi Anh khi mất 'bùa hộ mệnh' thuế

Việc Vương quốc Anh xóa bỏ quy chế thuế đặc biệt khiến nhiều tỷ phú ngoại quốc rời nước này, đặt dấu hỏi về hiệu quả tăng thu ngân sách.
![]() |
Bassim Haidar đã sử dụng lỗ hổng thuế tồn tại 200 năm qua ở Anh. Ảnh: Wall Street Journal. |
Sau hơn 200 năm tồn tại, một lỗ hổng thuế ưu ái giới siêu giàu nước ngoài tại Anh đã chính thức khép lại từ tháng 4, kéo theo làn sóng di cư của hàng chục nghìn người.
Quy chế "non-dom" (Tạm dịch: “không cư trú chính thức”), vốn cho phép người nước ngoài sinh sống ở Anh chỉ phải đóng thuế thu nhập phát sinh trong lãnh thổ, đã bị bãi bỏ nhằm bổ sung khoảng 45 tỷ USD vào ngân sách đến 2030. Tuy nhiên, phản ứng ngoài dự kiến từ giới đại gia đang đặt dấu hỏi về khả năng hiện thực hóa mục tiêu này. “Tôi đang chuẩn bị rời đi. Đến một lúc nào đó bạn không còn cảm thấy được chào đón nữa và đã đến lúc xếp đồ ra đi”, Bassim Haidar - doanh nhân người Liban gốc Nigeria đã định cư ở Anh từ 2010 - chia sẻ. Haidar nói rằng mức thuế ông phải đóng sẽ tăng gấp 5-7 lần, và ông cũng lo ngại thuế thừa kế 40% của Anh sẽ áp dụng đối với toàn bộ tài sản toàn cầu của mình. Ông đang bán hết bất động sản tại đây và dự định chia thời gian sinh sống giữa Dubai và Hy Lạp.Siêu giàu tháo chạy, thị trường nhà xa xỉ lao dốc Vương quốc Anh đã ban hành ưu đãi thuế mới cho khoản thu nhập ở nước ngoài nhưng chỉ kéo dài 4 năm, khiến phần lớn cựu non-dom không đủ điều kiện. Theo ước tính, khoảng 74.000 người từng được hưởng quy chế non-dom đang chịu ảnh hưởng trực tiếp dưới quy định mới. Hàng loạt cái tên đình đám đã chọn ra đi: Tỷ phú Ai Cập Nassef Sawiris, đồng chủ sở hữu câu lạc bộ Aston Villa, đã chuyển sang Italy; tỷ phú tiền mã hóa người Đức Christian Angermayer chuyển sang Thụy Sĩ từ năm ngoái… Một số người nhận định, chính phủ Anh có thể đã quá tự tin khi cho rằng giới siêu giàu sẽ không rời bỏ London. Đây là nhóm người có khả năng di chuyển cao, sở hữu nhiều nhà ở toàn cầu, chuyên cơ riêng cùng đội ngũ cố vấn sẵn sàng xử lý thủ tục nhanh chóng. Quy chế "non-dom" đã thu hút giới nhà giàu nước ngoài đến London. Ảnh: AlamySự rời đi của nhóm khách hàng đặc biệt này khiến các ngành dịch vụ chuyên phục vụ người giàu chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo hãng Knight Frank, doanh số giao dịch bất động sản hạng siêu sang ở London (trên 10 triệu USD) giảm 37% trong quý I, giá chạm đáy 10 năm. “Không thể phủ nhận là người ta đang rời London, nhưng chắc chắn chưa đến mức tận thế”, Stuart Bailey, giám đốc mảng siêu sang của Knight Frank, khẳng định. Cơn đau được báo trước Động thái bãi bỏ quy chế non-dom là một trong những cách chính phủ Anh muốn giải quyết tình trạng nợ công cao và cơ sở hạ tầng xuống cấp, đồng thời đáp ứng yêu cầu công bằng thuế. “Thật khó để bảo vệ quan điểm rằng một nhóm người sống ở Anh nên được hưởng thuế suất thấp hơn những người khác”, ông Andy Summers, Phó giáo sư luật tại Trường Kinh tế London, nhận định. Rủi ro mất nguồn thu đã được dự báo từ trước. Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách Anh ước tính khoảng 12% non-dom sẽ rời đi, song cảnh báo tỷ lệ này có thể cao hơn, tạo rủi ro tài khóa khi quốc gia phụ thuộc ngày càng lớn vào nhóm đóng thuế giàu có nhưng dễ dàng di chuyển. Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh dự đoán nếu hơn 25% nhóm này rời đi, ngân sách có thể thất thu. Một số nơi như Dubai đang trải thảm đỏ chào đón giới nhà giàu toàn cầu. Ảnh: Wall Street Journal. Các nghiên cứu tại Anh, Thụy Sĩ và Mỹ cho thấy sự chia rẽ trong nhóm người giàu: Nhóm siêu giàu và người lớn tuổi dễ rời đi khi thuế tăng, trong khi các gia đình có con đang đi học hoặc người lao động nhận thu nhập theo tháng (như luật sư) ít dịch chuyển hơn. Ông Summers dẫn chứng cải cách thuế non-dom năm 2017 khiến 5% rời đi, số ở lại đóng thuế tăng 50%. “Đây không phải lần đầu tiên ngành tư vấn tải sản cảnh báo ‘trời sắp sập’, nhưng tiếng nói lần này đúng là có lớn hơn nhiều”. Nhiều người giàu cho rằng đóng góp của họ vượt ra ngoài lĩnh vực thuế. Ann Kaplan Mulholland, doanh nhân Canada chuyển tới Anh năm 2022, đã chi khoảng 20 triệu USD để trùng tu lâu đài thế kỷ 13 và xây dựng nhà hàng, dịch vụ cưới hỏi, tạo việc làm cho khoảng 100 nhân sự. Nhưng vợ chồng bà sắp chuyển sang Italy với mức thuế cố định khoảng 230.000 USD/năm. “Thật khó để rời đi vì chúng tôi đã ổn định ở đây… Tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc tột bậc nếu mọi chuyện trở lại như cũ”, bà nói.Nên đầu tư tiền vào đâu?
Trong hơn 200 năm qua, mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán vẫn là nơi tốt nhất để các nhà đầu tư dài hạn xây dựng sự sung túc. Nhưng để thành công trong mảng này, cần hiểu rõ các quy luật của thị trường, hiểu các mùa hoạt động của nó. Câu hỏi lớn nhất về tài chính trong tâm trí tất cả chúng ta ngày nay là gì? Theo kinh nghiệm của tác giả Anthony Robbins trong cuốn Đầu tư thông minh, chúng ta đều đang tìm kiếm câu trả lời cho cùng một vấn đề: “Tôi nên đặt tiền của mình vào đâu?”.