Nhảy đến nội dung

'Gã khổng lồ' Panasonic cắt giảm 10.000 nhân sự

Logo của tập đoàn Panasonic tại Triển lãm kết hợp công nghệ tiên tiến CEATEC JAPAN 2017 tại Makuhari Messe (Chiba, Nhật Bản) năm 2017. Ảnh: Toru Hanai/Reuters.

Trong một nỗ lực tái cấu trúc, tập đoàn điện tử khổng lồ của Nhật Bản Panasonic thông báo sẽ giảm 10.000 nhân sự. Việc cắt giảm này sẽ được thực hiện đến năm tài chính 2025 kết thúc vào tháng 3/2026, chủ yếu thông qua việc khuyến khích nghỉ hưu sớm và các biện pháp khác.

Tập đoàn đang đối mặt với nhiều vấn đề, bao gồm việc chồng chéo chức năng giữa các đơn vị trong tập đoàn. Panasonic dự kiến ghi nhận khoản lỗ 130 tỷ yen (895 triệu USD) trong năm tài chính 2025 sẽ kết thúc vào tháng 3/2026, như một chi phí cho cải cách cơ cấu bao gồm cả việc cắt giảm nhân sự.Trong số 10.000 người bị cắt giảm, sẽ có 5.000 người ở trong nước và 5.000 người ở nước ngoài, chủ yếu được thực hiện trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2026.Tính đến cuối tháng 3/2024, tổng số nhân viên của tập đoàn Panasonic trên toàn cầu là khoảng 228.000 người. Số nhân sự bị cắt giảm chiếm khoảng 4% tổng nhân viên.Cả công ty mẹ Panasonic HD lẫn các công ty con đều có các bộ phận như nhân sự và kế toán, lâu nay đã bị các nhà đầu tư chỉ ra là có sự trùng lặp chức năng.Tháng 2/2025, Panasonic đã công bố cải cách quản trị với 2 trụ cột chính là cắt giảm nhân sự và xem xét lại danh mục kinh doanh.Công ty đặt mục tiêu tăng hơn 300 tỷ yen lợi nhuận hoạt động điều chỉnh vào năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2029 so với kế hoạch của năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2025.Tại cuộc họp báo tháng 2, Chủ tịch Yuki Kusumi phát biểu: “Chúng tôi sẽ tái cấu trúc triệt để cơ cấu tổ chức và chi phí vốn đang cản trở khả năng cạnh tranh kinh doanh.”Trong việc xem xét lại danh mục kinh doanh, các lĩnh vực kinh doanh có lợi nhuận thấp và không có triển vọng tăng trưởng sẽ được coi là “các mảng vấn đề." Cụ thể, 4 lĩnh vực được nêu tên là tivi, thiết bị gia dụng nhà bếp, động cơ công nghiệp và linh kiện ôtô.Nếu khó tái cấu trúc, công ty sẽ quyết định rút lui hoặc bán các mảng này trong kỳ tài chính kết thúc vào tháng 3/2026 và thực hiện các biện pháp đó trước cuối kỳ tài chính kết thúc vào tháng 3/2027. 3 ác mộng tài chính thường trực của người trẻ

Nhiều người trẻ hiện phải đối mặt với 3 vấn đề tài chính chính: thiếu hụt tiền bạc do chi tiêu vượt kế hoạch trước các cám dỗ mua sắm trực tuyến; lâm vào nợ nần vì sử dụng thẻ tín dụng và các hình thức vay tiêu dùng dễ dãi; và làm việc quần quật nhưng không đạt được mục tiêu tài chính đề ra. Để giải quyết những vấn đề này, cuốn sách Làm chủ tiền bạc từ khi còn đi học của TS Vũ Minh Tú cung cấp các phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, giúp người trẻ kiểm soát chi tiêu, tránh nợ nần và đạt được mục tiêu tài chính.