Ferrari thua kiện

Trong phán quyết đưa ra ngày 30/5, Thẩm phán Adlin Abdul Majid cho biết logo “Wee Power” của Sunrise-Mark không giống với biểu tượng “ngựa chồm” mang tính biểu tượng của Ferrari đến mức gây nhầm lẫn, theo New Straits Times và Harian Metro đưa tin đầu tháng 7.
Ferrari trước đó nộp đơn yêu cầu huỷ quyết định của Cục Đăng ký Nhãn hiệu Malaysia - cơ quan bác phản đối của hãng và chấp thuận đơn đăng ký nhãn hiệu “Wee Power” của Sunrise-Mark vào năm 2023. Logo này gồm hai con ngựa đang chồm đứng đối mặt nhau, một chữ “W” lớn ở giữa và dòng chữ “Wee Power” bên dưới.
Ferrari lập luận rằng thiết kế này xâm phạm quyền sở hữu biểu tượng “ngựa chồm” mà hãng sử dụng trên xe, hàng hóa và hình ảnh toàn cầu. Hãng cũng cho rằng từ “Wee” quá chung chung để phân biệt, trong khi từ “Power” bị loại khỏi phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu.
![]() ![]() |
Logo của hãng xe Ferrari và thương hiệu nước tăng lực Wee Power. |
Tuy nhiên, thẩm phán Adlin nhận định hai nhãn hiệu có sự khác biệt rõ ràng về cả mặt thị giác lẫn ý niệm.
“Logo của nguyên đơn là một con ngựa, còn của bị đơn là hai con ngựa đối mặt nhau. Logo của bị đơn còn bao gồm chữ ‘W’ nổi bật và dòng chữ ‘Wee Power’ bên dưới”, bà nói.
Tòa cũng chấp nhận giải thích của Sunrise-Mark rằng từ “Wee” bắt nguồn từ tên người sáng lập công ty, ông Wee Juan Chien, chứ không mang nghĩa thông thường trong tiếng Anh là “rất nhỏ”.
“Khó có khả năng bị đơn cố tình gắn thương hiệu nước tăng lực của mình với nghĩa là ‘năng lượng rất ít’ hay ‘năng lượng sớm’”, thẩm phán nhận định.
Bà cũng cho rằng không có khả năng gây nhầm lẫn hợp lý giữa sản phẩm của hai bên do hoạt động trong các lĩnh vực hoàn toàn khác nhau.
“Ferrari thuộc ngành ô tô hạng sang, còn Sunrise-Mark hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng. Hai nhóm khách hàng không trùng lặp và không cạnh tranh trực tiếp”, bà nói thêm.
Tòa án tuyên Ferrari thua kiện và yêu cầu hãng xe Italy chi trả án phí. Trong phiên tòa, Ferrari được đại diện bởi các luật sư PC Kok và Ng Pau Chze; phía Sunrise-Mark là các luật sư YY Ho và Amirah Najihah Ameruddin.
3 ác mộng tài chính thường trực của người trẻ
Nhiều người trẻ hiện phải đối mặt với 3 vấn đề tài chính chính: thiếu hụt tiền bạc do chi tiêu vượt kế hoạch trước các cám dỗ mua sắm trực tuyến; lâm vào nợ nần vì sử dụng thẻ tín dụng và các hình thức vay tiêu dùng dễ dãi; và làm việc quần quật nhưng không đạt được mục tiêu tài chính đề ra. Để giải quyết những vấn đề này, cuốn sách Làm chủ tiền bạc từ khi còn đi học của TS Vũ Minh Tú cung cấp các phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, giúp người trẻ kiểm soát chi tiêu, tránh nợ nần và đạt được mục tiêu tài chính.