Nhảy đến nội dung
 

Elon Musk có thật sự 'rút lui' khỏi chính trường?

Tỷ phú công nghệ Elon Musk đang khiến giới chính trị đặt câu hỏi về những bước đi tiếp theo khi ông phát tín hiệu sẽ thu hẹp hoạt động chính trị.

Tỷ phú Elon Musk tuyên bố sẽ rút bớt khỏi sân chơi chính trị. Ảnh: Reuters.

Từng là cỗ máy in tiền cho chiến dịch của ông Trump và Đảng Cộng hòa khi đã rót hàng trăm triệu USD vào cuộc bầu cử 2024, Elon Musk bất ngờ tuyên bố sẽ "chi tiêu chính trị ít hơn nhiều trong tương lai" trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Qatar tuần trước.

Động thái này được xem là một cú giáng tiềm tàng vào ngân sách vận động tranh của của đảng Cộng hòa - lực lượng đang dựa nhiều vào sự hậu thuẫn tài chính từ giới siêu giàu, đặc biệt là từ Musk, tờ The Hill đánh giá.

“Bất kỳ lúc nào người tài trợ lớn nhất tuyên bố rút lui, đó đều là điều đáng lo ngại với đảng. Với những nhà tài trợ lớn như Musk, đảng phải giành được sự ủng hộ của họ từng chu kỳ. Không ai coi đó là điều hiển nhiên. Hôm nay ông ấy nói sẽ rút lại, nhưng nếu năm 2028 có ứng viên khiến ông ấy hào hứng, rất có thể ông ấy lại đầu tư mạnh tay”, chiến lược gia cánh hữu Alex Conant nhận định.

Từng là "ngoại lệ"

Không chỉ cắt giảm tài trợ, Elon Musk còn dần rút khỏi vai trò đặc biệt trong chính quyền Trump. Từng được bổ nhiệm đứng đầu Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE), Musk đã gây tranh cãi khi thúc đẩy loạt biện pháp cắt giảm ngân sách và tinh giản biên chế khiến nhiều cơ quan liên bang rung chuyển.

Musk thậm chí có văn phòng trong khuôn viên Nhà Trắng, từng qua đêm tại phòng Lincoln, tham gia họp nội các và các sự kiện ngoại giao. Tuy nhiên, với giới quan sát, việc một "nhân viên đặc biệt của chính phủ" không giữ chức vụ chính thức nhưng lại có ảnh hưởng sâu rộng là điều chưa từng có tiền lệ.

"Tôi không nghĩ có tiền lệ lịch sử nào tương tự. Musk gần như xuất hiện hàng ngày cùng Tổng thống. Nhưng đây là tình huống khó duy trì lâu dài", chiến lược gia Cộng hòa Alex Conant nhận định.

ty phu Elon Musk anh 1

Tỷ phú Elon Musk xuất hiện cùng ông Trump trong chuyến công du tới Qatar ngày 14/5. Ảnh: Reuters.

Chức danh đặc biệt của Musk chỉ kéo dài 130 ngày, và ông hiện chịu sức ép lớn phải tập trung trở lại cho Tesla và SpaceX sau nhiều tháng dành tâm trí cho DOGE.

Tesla từng phải đối mặt với các cuộc biểu tình dữ dội hồi đầu năm, khi người dân phản đối các chính sách của DOGE. Doanh số xe điện sụt giảm mạnh trong quý I. Một khảo sát mới từ Axios/Harris về danh tiếng thương hiệu cho thấy cả Tesla lẫn SpaceX đều tụt hạng.

Khi được hỏi liệu quyết định rút lui khỏi chính trường có phải vì những phản ứng dữ dội gần đây, Musk đáp: “Nếu tôi thấy cần phải chi cho chính trị, tôi sẽ làm. Nhưng hiện tại, tôi chưa thấy lý do nào cả”.

“Tôi nghĩ ông ấy đang chịu sức ép từ các cổ đông, đặc biệt là ở Tesla, để quay về tập trung cho ngành ôtô. Và ông ấy đang nói những điều mà họ muốn nghe”, Conant bình luận, nhưng nhấn mạnh: “Chẳng có gì ngăn ông ấy đổi ý cả”.

Có thể quay lại bất cứ lúc nào

Chiến lược gia Cộng hòa Brian Seitchik cho rằng Musk “có đặc quyền đổi ý bất cứ lúc nào”.

“Tôi hoàn toàn tin rằng quan điểm hôm nay của ông ấy có thể khác ngày mai. Musk có thể giận dữ, thất vọng hay cảm hứng trong vài tháng tới và quyết định chi tiền lại”, ông Seichik nhận xét.

Nếu Musk thật sự hạn chế chi tiêu chính trị, đội ngũ gây quỹ của đảng Cộng hòa chắc chắn sẽ lo lắng, nhất là khi cuộc bầu cử giữa kỳ đang đến gần và đảng này phải nỗ lực giữ vững thế đa số mong manh tại Quốc hội.

“Không có Musk chỉ đơn giản là ít tiền hơn. Chứ không phải là không có tiền”, Seitchik nói.

Trong khi đó, chiến lược gia Ron Bonjean cho rằng nếu Musk rút lui, ông Trump có thể lấp đầy khoảng trống.

“Ông Trump hiện có khả năng gây quỹ rất nhanh. Tôi nghĩ nỗ lực của ông ấy sẽ bù đắp được Musk, thậm chí vượt xa”, Bonjean nhận định, nhưng cũng lưu ý Musk “có thể xoay chuyển rất nhanh và quay lại sân chơi gây quỹ trong tương lai”.

ty phu Elon Musk anh 2

Mối quan hệ thân thiết của ông Trump với giới tài phiệt và doanh nhân được cho là có thể bù đắp khoảng trống tài chính mà Elon Musk để lại. Ảnh: Fox News.

Dẫu vậy, không phải lúc nào việc chi quá nhiều tiền cũng sẽ đạt được hiệu quả chính trị như mong muốn. Thất bại của Musk trong cuộc đua vào Tòa án Tối cao bang Winsconsin hồi tháng 4 là một ví dụ.

Musk đã chi hàng triệu USD ủng hộ ứng viên bảo thủ, thậm chí còn bay đến bang này và phát tặng séc 1 triệu USD cho hai người dân ngay trước ngày bầu cử. Nhưng cuối cùng, ứng viên tự do chiến thắng. Đảng Dân chủ lập tức phản công và uy tín chính trị của Musk cũng gặp tổn hại lớn.“Vì ông ấy chi quá nhiều, lại quá công khai, nên cuộc đua phần nào biến thành một cuộc trưng cầu về chính Musk hơn là về ứng viên”, chiến lược gia lâu năm bang Wisconsin Brandon Scholz nói. “Musk trở thành mối nguy đến mức phe Dân chủ ăn mừng như hội”.Tuy nhiên, nhiều thành viên Cộng hòa gạt bỏ lo ngại về việc Musk trở thành gánh nặng chính trị. Scholz cho rằng việc Musk tạm dừng xuất hiện trước truyền thông, cân nhắc lại chiến lược chính trị có thể là điều tốt.“Nếu họ dẹp bớt màn kịch như ở Wisconsin, định hình lại thông điệp, kiểm soát cách ông ấy tái xuất, Musk hoàn toàn có thể xóa bỏ hình ảnh tiêu cực. Ông ấy có thể lùi lại phía sau và ít lộ diện hơn”.Musk không rút lui, ông ấy chỉ đổi vai Về phía Dân chủ, nhiều người cho rằng Musk sẽ tiếp tục là gánh nặng đối với các ứng viên Cộng hòa, đặc biệt khi cử tri đang chỉ trích vai trò của DOGE và vị trí của Musk trong chính quyền. Chiến lược gia Antjuan Seawright tuyên bố: “Ngay cả khi Musk ngưng các hoạt động chính trị, thì thiệt hại đã xảy ra. Và chúng tôi phải tận dụng điều đó”. “Nếu chúng tôi không biến ông ta thành ‘tài sản nợ’ lâu dài trong chính trị, thì đó là sự tắc trách”, ông nhấn mạnh. “Việc Musk lùi vào hậu trường không có nghĩa ông ấy ngừng can thiệp”.Thực tế, Musk vẫn tiếp tục xuất hiện tại Washington. Đại biểu Greg Casar (Dân chủ - Texas) tiết lộ Musk vừa gặp các nghị sĩ Cộng hòa tại Quốc hội để bàn về năng lượng và AI. “Elon Musk chưa hề biến mất. Và chúng ta không thể để Cộng hòa giả vờ rằng ông ấy không còn tồn tại chỉ vì ông ấy đang bị chỉ trích”, Casar viết trên nền tảng X. “Chúng ta phải giữ áp lực cho đến khi thật sự loại bỏ Elon Musk”. Đại biểu Greg Casar cho rằng Elon Musk chưa hề rút lui thật sự và ông vẫn sẽ là đối tượng mà đảng Dân chủ cần để mắt tới. Ảnh: Reuters.Hạ nghị sĩ Mark Pocan (Dân chủ - Wisconsin) cũng bày tỏ hoài nghi: “Ai tin ông ấy thật sự rút lui chứ? Musk chỉ đang trốn trong tủ quần áo thôi, chứ vẫn còn trong phòng”. “Chắc chắn ông ấy chưa rời đi”, Seitchik nhận định. “Dù ảnh hưởng hàng ngày có thể thay đổi, ông ấy vẫn sẽ có tiếng nói trong chính quyền này”. “Tôi nghĩ ông ấy sẽ luôn đội nhiều chiếc mũ. Có thể chúng ta sẽ không thấy ông ấy ngủ mỗi đêm trong phòng Lincoln nữa, nhưng Musk đã cắm rễ ở Washington và sẽ xuất hiện thường xuyên hơn chúng ta tưởng”, Bonjean kết luận.Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước MỹMục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn