Nhảy đến nội dung
 

Dùng thẻ tín dụng đặt phòng khách sạn trực tuyến, cách nào để không lộ thông tin?

Đặt phòng khách sạn trực tuyến không chỉ nhanh chóng mà còn tiềm ẩn rủi ro. Mùa du lịch cao điểm đang đến gần, những 'quy tắc vàng' để bảo vệ thông tin thẻ tín dụng và đảm bảo giao dịch an toàn nhận được nhiều quan tâm.

Khi sở hữu thẻ tín dụng, số thẻ và mã CVV là 2 thứ người dùng phải bảo mật tuyệt đối nhưng khi sử dụng thẻ để đặt phòng khách sạn trên các nền tảng trực tuyến (OTA), dữ liệu thẻ đang đứng trước một thách thức lớn, tiềm ẩn rủi ro lộ thông tin cao.

"Vẫn dùng thẻ nhưng vẫn lo"

Mùa du lịch hè sắp đến, với kế hoạch đưa cả gia đình theo tour các tỉnh phía Bắc, chị Lê Thị Thanh (giáo viên ở TP.HCM) lên các nền tảng trực tuyến để đặt phòng khách sạn.

Chị Thanh kể chị suýt bị lừa đặt phòng khách sạn từ thông tin trên fanpage vì kịp thời phát hiện tên thụ hưởng của "khách sạn" không trùng tên trên mạng xã hội, nên về sau chị hay đặt phòng trên các OTA.

"Tôi sẽ có lựa chọn thanh toán tại khách sạn hoặc sử dụng tín dụng từ chính website cung cấp. Tôi hay dùng thẻ tín dụng nhưng cũng biết có trường hợp bị rò rỉ thẻ tín dụng được nhân viên khách sạn in ra giấy mà báo chí từng phản ánh. Vì thuận tiện, tôi vẫn phải dùng thẻ nhưng lo… vẫn lo" - chị Thanh nói.

Trong khi đó, chị L.N. (nhân viên truyền thông ở TP.HCM) kể lại năm trước từng thực hiện đặt phòng qua mạng, một tuần sau vào lúc nửa đêm thẻ Visa của chị lại bị trừ tiền đặt phòng tại một khách sạn khác dù chị không thực hiện giao dịch.

Khiếu nại lên các trang đặt phòng vẫn "im ỉm", ngân hàng không hỗ trợ ngăn chặn lệnh chuyển tiền… là những bất lực mà chị L.N. nhận được khi kẻ xấu thực hiện thanh toán online bằng thẻ tín dụng của chị.

Theo tìm hiểu từ các nhân viên một số khách sạn ở TP.HCM, nơi lưu trú, khách sạn ký hợp đồng bán phòng cho khách qua OTA, vì thế khách sạn cần có thông tin của khách để đảm bảo ngay cả khi khách hủy phòng.

Được biết đây là quy trình đã được nêu trước trong quy định hợp đồng, khách hàng chấp nhận khi tham gia dịch vụ qua OTA đều bắt buộc qua "luật" chung này.

Trong khi đó anh Hồ Thanh Danh, nhân viên lễ tân một khách sạn trên đường Thủ Khoa Huân (quận 1, TP.HCM), cho biết ngành du lịch, khách sạn hiện nay đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, trong đó chú trọng phương thức thanh toán.

"Trước đây tiền mặt và thẻ tín dụng là hai hình thức thanh toán chính, nhưng hiện thanh toán qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là phổ biến nhất, đặc biệt đối với khách du lịch quốc tế", anh Danh thông tin.

Làm sao để tránh rủi ro sử dụng thẻ tín dụng khi đặt phòng qua OTA?

Ở góc độ "người trong ngành", anh Danh đánh giá ưu và khuyết điểm của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ khi đặt phòng, anh Danh chỉ ra khi khách dùng thẻ tín dụng, an toàn cho khách hàng, cho khách sạn nhờ vào tính xác thực và khả năng truy vết; và giao dịch được xử lý rất nhanh…

Nhân viên lễ tân này cũng thừa nhận ngoài việc khách sạn phải chịu phí dịch vụ từ ngân hàng cho mỗi giao dịch, việc bảo vệ thông tin thẻ của khách hàng là một thách thức lớn. Vì thế, giải pháp tránh rủi ro, hiện nay các khách sạn nói chung đều hướng đến việc đầu tư hệ thống bảo mật tối ưu thông tin, bảo vệ khách hàng.

Ngày 22-5, Tuổi Trẻ Online trao đổi với PGS.TS Lê Thị Thúy Hằng, phó trưởng khoa tài chính - ngân hàng Trường ĐH Tài chính - Marketing, về kinh nghiệm tránh rủi ro cho người dùng thẻ tín dụng đặt phòng khách sạn trên các OTA.

Bà Hằng lưu ý một số nguyên tắc chính như cài đặt giới hạn chi tiêu trực tuyến theo ngày hoặc theo từng lần giao dịch; tạm khóa chức năng thanh toán online khi không sử dụng, các ngân hàng cho phép chủ thẻ bật hoặc tắt chức năng giao dịch trực tuyến trên ứng dụng ngân hàng số.

"Đặc biệt dùng thẻ phụ chuyên cho giao dịch online. Đây là một lựa chọn thông minh là sử dụng riêng một thẻ tín dụng với hạn mức nhỏ để thực hiện các giao dịch mua sắm, đặt phòng qua mạng. Từ đó hạn chế mức thiệt hại nếu bị lộ thông tin".

Nói thêm giải pháp khác, bà Hằng chỉ ra: "Thanh toán ngay trên nền tảng OTA nếu có thể cũng là một giải pháp thay vì chọn phương thức trả tiền tại khách sạn, nên thanh toán trước qua OTA để giảm nguy cơ bị lộ thông tin thẻ cho bên thứ ba. 

Khi trả qua OTA, thông tin thẻ được lưu trữ và xử lý bởi hệ thống bảo mật của nền tảng, khách sạn không có quyền truy cập vào các chi tiết nhạy cảm như số thẻ hay mã CVV".

Ngoài ra, khách hàng cần lưu ý việc giữ lại các chứng từ và theo dõi giao dịch như email xác nhận đặt phòng, hóa đơn điện tử…; kích hoạt dịch vụ nhận thông báo qua SMS hoặc ứng dụng ngân hàng; chỉ đặt phòng trên những nền tảng đáng tin cậy…

Hay trước khi nhập thông tin thanh toán nên kiểm tra kỹ tên miền trang web, đảm bảo có giao thức bảo mật (https); cũng như kiểm tra tên đơn vị nhận tiền hiển thị trong hóa đơn hoặc trên sao kê để đảm bảo khớp với OTA hoặc khách sạn…

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn