Nhảy đến nội dung
 

Đua HCV SEA Games: Bóng đá trẻ cần được cởi trói?

TPO - Bóng đá Việt Nam dù luôn đặt ra mục tiêu dài hạn nhưng lại thường chịu áp lực rất lớn bởi các thành tích trong ngắn hạn, áp lực lại thường đặc biệt lớn với đấu trường SEA Games.

TPO - Bóng đá Việt Nam dù luôn đặt ra mục tiêu dài hạn nhưng lại thường chịu áp lực rất lớn bởi các thành tích trong ngắn hạn, áp lực lại thường đặc biệt lớn với đấu trường SEA Games.
Đua HCV SEA Games: Bóng đá trẻ cần được cởi trói? ảnh 1

Kế hoạch thay đổi thể thức thi đấu môn bóng đá nam tại SEA Games 33 của chủ nhà Thái Lan, từ công tác tổ chức tới việc chọn lứa tuổi (dưới U22) được chờ đợi có thể tạo chuyển biến tích cực với bóng đá trẻ khu vực. Thực tế các đại hội trước, U22 Việt Nam được đánh giá đã tận dụng tốt cơ chế U22+3 để giành 2 HCV liên tiếp dưới thời HLV Park Hang-seo.

Đây là cách Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Park giải quyết sức ép về thành tích đội với đội tuyển U22 Việt Nam. Có thể nói trong các quốc gia dự SEA Games, sức ép thành tích đặc biệt lớn với Việt Nam, và trước đây tập trung chủ yếu vào môn bóng đá nam.

Đua HCV SEA Games: Bóng đá trẻ cần được cởi trói? ảnh 2

Bóng đá Việt Nam cần "chân đế" vững để có thể tiến xa.

Không hiếm giai đoạn, các HLV trưởng đội tuyển quốc gia và cả quan chức VFF “bay” ghế vì thất bại của đội tuyển U23 ở SEA Games. Điều này phần nào khiến VFF không dám mạnh tay sử dụng lực lượng trẻ toàn diện tham dự đại hội.

Đây cũng là rào cản khiến bóng đá trẻ Việt Nam không được trao đủ cơ hội để cọ xát, tích luỹ kinh nghiệm cho những mục tiêu dài hạn. Đó cũng là lý do gần đây, nhiều ý kiến kêu gọi ngành thể thao và giới hâm mộ “cởi trói” chỉ tiêu thành tích ở đấu trường SEA Games, không chỉ với bóng đá mà nhiều môn khác, qua đó tạo cơ hội rèn quân, chuẩn bị cho những đấu trường lớn hơn như Asiad hay Olympic.

Nếu tiếp tục bị “trói tay” bởi những mục tiêu cấp khu vực, bóng đá nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung khó tạo được bước đột phá.

Tiểu Yến