Điều tra người liên quan vụ cựu cán bộ TAND Tối cao chiếm đoạt 48 tỷ

Như Tiền Phong đưa tin, TAND TP Hà Nội trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến bị cáo Lê Nam (SN 1989, cựu cán bộ TAND Tối cao).
Lòng vòng đường đi của 48 tỷ đồng Vụ án bắt nguồn từ tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Công ty CP Tân Tân (ở xã An Bình, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương cũ) và Ngân hàng Vietcombank Chi nhánh TP.HCM. Do Công ty CP Tân Tân không trả được khoản nợ 106 tỷ đồng nên Vietcombank khởi kiện ra tòa, bán khoản nợ trên cho Công ty TNHH Tân Hưng Phát của bà Nguyễn Thị Xuân Hồng. Vì "nôn nóng" muốn giải quyết nhanh thu hồi tài sản, bà Hồng chi 10 tỷ đồng cho bị cáo Nguyễn Việt Anh (SN 1971, ở phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa cũ) "lo việc". Sau khi nhận tiền, Việt Anh giới thiệu bà Hồng đến gặp vợ chồng bà Nguyễn Thúy Hạnh, ông Nguyễn Đình Nghĩa, là chủ Công ty Vietshine (địa chỉ tại tòa HH2, Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy cũ). Sau cuộc gặp, bà Hồng chuyển tiếp 48 tỷ đồng cho vợ chồng Nguyễn Thúy Hạnh và được tư vấn ký hợp đồng ủy quyền cho bị cáo Nguyễn Thị Hạnh (SN 1982, ở quận Hà Đông cũ) "thay mặt Công ty TNHH Tân Hưng Phát giải quyết vụ việc". Riêng bà Nguyễn Thúy Hạnh cũng lập biên bản thỏa thuận, chuyển 41 tỷ đồng trong số 48 tỷ đồng đã nhận của bà Hồng cho Nguyễn Thị Hạnh. Ảnh minh họa. “Chốt” xong các hợp đồng, bị cáo Nguyễn Thị Hạnh liên hệ với đối tượng Mã Hiểu Thiên (SN 1990, trú tại phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm cũ) nhờ giúp. Thiên đồng ý, đòi chi phí 10 tỷ đồng và kết nối cho Hạnh gặp đối tượng Đỗ Văn Chiến (SN 1966, trú tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm cũ). Quá trình trao đổi, Hạnh chuyển 4 tỷ đồng cho Thiên, Chiến nhưng không được việc. Nữ bị cáo tiếp tục liên hệ ông Phan Anh Tuấn (SN 1958, trú tại khu đô thị Vinhomes Thăng Long, xã An Khánh, huyện Hoài Đức cũ) và được ông Tuấn giới thiệu đến gặp bị cáo Lê Nam (cựu cán bộ TAND Tối cao). Lần đầu, cựu cán bộ tòa án yêu cầu chuyển 11 tỷ đồng, Hạnh đưa trước 6 tỷ, còn lại chuyển sau. Lần thứ hai, bị cáo Lê Nam nói "muốn giải quyết xong công việc phải thêm 20 tỷ đồng". Ngày 25/5/2022, tại văn phòng Công ty Vietshine của vợ chồng Nguyễn Thúy Hạnh và Nguyễn Đình Nghĩa, bị cáo Nguyễn Thị Hạnh đã giao cho bị cáo Lê Nam 20 tỷ đồng có sự chứng kiến của Thúy Hạnh và một số nhân viên công ty hỗ trợ bỏ tiền vào 2 thùng bìa carton, bê từ văn phòng xuống ôtô của Nam. Đầu năm 2023, biết Nam không giải quyết được việc, Hạnh nhiều lần yêu cầu trả tiền nhưng Nam không trả. Nhiều đối tượng liên quan chưa bị khởi tố Giữa năm 2023, bà Hồng gửi đơn tố giác hành vi chiếm đoạt tài sản của Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Đình Nghĩa, Nguyễn Thị Hạnh và Lê Nam đến Công an TP Hà Nội. Quá trình điều tra, bị cáo Lê Nam, Nguyễn Thị Hạnh và Nguyễn Việt Anh bị truy tố tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Hạnh thừa nhận hành vi, còn Lê Nam phủ nhận việc cầm tiền. Cáo trạng truy tố xác định qua các file ghi âm cho thấy Lê Nam "trao đổi, thống nhất" lời khai với bị cáo Hạnh. Cơ quan điều tra cho 2 nhân viên trực tiếp bê 2 thùng tiền nhận dạng, xác định Nam chính là người lái ôtô; toàn bộ quá trình đếm tiền, đóng hộp mang ra xe, cũng được người liên quan tiến hành thực nghiệm. Với nhóm còn lại, cơ quan tố tụng cho rằng, vợ chồng Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Đình Nghĩa không hưởng lợi gì... nên không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ông Phan Anh Tuấn chỉ kết nối cho bị cáo Nguyễn Thị Hạnh gặp Lê Nam, không tham gia vào công việc, không được hưởng lợi, cơ quan quan điều tra không đề cập xử lý. Đối với hành vi của 2 đối tượng Mã Hiểu Thiên và Đỗ Văn Chiến, quá trình điều tra, bị cáo Nguyễn Thị Hạnh khai đã chuyển 4 tỷ đồng, dù không được việc nhưng Thiên chưa trả lại hết cho Hạnh. Cơ quan điều tra xác minh Thiên không có mặt tại nơi cư trú, không biết đang ở đâu; trong khi, đối tượng Đỗ Văn Chiến khẳng định không quen biết Nguyễn Thị Hạnh và Thiên, không nhận tiền hay giúp đỡ Hạnh. Cơ quan điều tra đã tách tài liệu liên quan hành vi của Mã Hiểu Thiên, Đỗ Văn Chiến để tiếp tục làm rõ. Sách về Pháp luật Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), tham vấn chính sách là việc trao đổi trực tiếp giữa cơ quan lập đề xuất chính sách với cơ quan, tổ chức, cá nhân được tham vấn theo quy định của Luật này nhằm lựa chọn giải pháp, hoàn thiện chính sách của dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nguồn Life Style:
https://lifestyle.znews.vn/dieu-tra-nguoi-lien-quan-vu-cuu-can-bo-tand-toi-cao-chiem-doat-48-ty-post1568461.html