Nhảy đến nội dung

Diện mạo tương lai của siêu đô thị ESG tại Cần Giờ - Báo VnExpress

Những công trình hạ tầng tăng tính kết nối liên vùng, thay đổi hoàn toàn diện mạo Cần Giờ, hình thành mũi nhọn mới cho TP HCM: kinh tế biển.

PGS.TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá các công trình hạ tầng mới, cùng đô thị lấn biển Vinhomes Green Paradise giúp kết nối Cần Giờ với Bà Rịa Vũng Tàu với Long An theo hướng biển. "Cần Giờ đang khẳng định sự kết nối hoàn toàn mới, đánh thức cả vùng bờ biển", ông nói.

Hơn thế, theo PGS.TS Trần Đình Thiên, khả năng kết nối của công trình sẽ tạo ra sự chuyển động liên ngành và có thể kết nối với những vùng khác. Nơi đây sẽ là sức kéo để cả vùng đi lên theo chiều hướng hiện đại hội nhập toàn cầu dựa trên nền tảng công nghệ cao và hiện đại. Đô thị còn có sức hút to lớn, thu hút nhân tài và giới nhà giàu. Tổng hợp lại, chuyên gia tin rằng khu đô thị sẽ tạo thành tổ hợp có sức mạnh to lớn hơn rất nhiều, đây sẽ là vai trò mang tính dẫn dắt mang tính then chốt của khu đô thị lấn biển Cần Giờ.

Đồng tình, GS.TS. Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Tài nguyên và môi trường phân tích Cần Giờ vốn là cửa ngõ ra biển duy nhất của TP HCM. Vị trí này đóng vai trò chiến lược khi TP HCM nằm giữa hai vùng kinh tế trọng điểm: Đông Nam Bộ – trung tâm công nghiệp của cả nước và Tây Nam Bộ – vùng nông nghiệp lớn nhất Việt Nam. Trong mối liên kết này, TP HCM nên phát triển dịch vụ biển – lĩnh vực có tiềm năng rất lớn.

Trong bối cảnh này, GS.TS. Đặng Hùng Võ tin rằng dự án đô thị biển của Vingroup sẽ tạo ra cảnh quan đặc biệt chưa từng có. Khi phát triển được kinh tế biển và trở thành siêu đô thị cấp quốc tế, TP HCM có thể giành giật lại vị trí địa kinh tế trước đây của Bangkok, Singapore: tạo ra một điểm trung chuyển trên tuyến giao thông Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương.