Nhảy đến nội dung
 

Đề thi không bám SGK: Để đổi mới đạt hiệu quả

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 ghi nhận bước chuyển tích cực khi nhiều đề thi không còn trích nguyên văn từ một sách giáo khoa (SGK). Thay vào đó là văn bản ngoài sách, tình huống thực tế, mở ra hướng tiếp cận mới: đánh giá năng lực thay vì chỉ kiểm tra kiến thức, kỹ năng.

Đây không chỉ là thay đổi kỹ thuật ra đề, mà là câu hỏi về triết lý giáo dục: Chúng ta muốn học sinh (HS) học để ghi nhớ hay học để hiểu, để làm, để tư duy và sáng tạo?

Trong khi ở VN còn tranh luận việc có nên ra đề theo SGK để đảm bảo an toàn cho kỳ thi, thì ở nhiều quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Pháp, Nhật, Hàn Quốc hay Singapore, việc "không bám SGK" đã là nguyên tắc bắt buộc từ lâu.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 cho thấy một số chuyển biến rõ rệt. Ngữ liệu ngoài SGK, câu hỏi tình huống thực tiễn, yêu cầu HS đọc hiểu số liệu, bảng biểu, hoặc ứng dụng kiến thức… bắt đầu xuất hiện ở các môn thi.

Nhiều người cho rằng SGK là nền tảng, sao lại "không được dựa vào"? Nhưng thực chất, ra đề không dựa vào SGK không có nghĩa là phủ nhận SGK. Vấn đề nằm ở chỗ: đề thi cần bám chương trình, đánh giá năng lực, và không lệ thuộc vào bất kỳ văn bản, trình tự hay dạng bài nào trong sách.

Việc bám chặt SGK khiến người ra đề cảm thấy an toàn, nhưng lại gây thiệt thòi lớn cho HS. Hệ quả là tình trạng học tủ, học thuộc, dạy theo văn mẫu. Giáo viên dạy sát SGK, luyện đề máy móc. HS giỏi bị "cào bằng" với HS trung bình nếu đề thi chỉ kiểm tra kiến thức. Cả hệ thống bị cuốn vào vòng "luyện đề - học tủ - thi qua môn".

Nếu không thay đổi cách ra đề, mọi nỗ lực đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá… sẽ đều vô nghĩa. Chúng ta không thể nói đến giáo dục phát triển năng lực nếu kỳ thi vẫn kiểm tra kiến thức và kỹ năng như các năm trước.

Nhưng để không dừng lại ở những bước đi dè dặt như kỳ thi năm 2025, ngành giáo dục cần một lộ trình đổi mới cụ thể và nhất quán. Trước hết, cần công khai sớm định hướng ra đề, minh bạch cấu trúc và tiêu chí đánh giá để thầy trò yên tâm chuyển hướng dạy - học theo năng lực.

Cần đầu tư đúng mức cho đội ngũ ra đề. Việc này không thể giao cho một vài người kiêm nhiệm, mà cần có sự tham gia của chuyên gia giáo dục, nhà nghiên cứu và giáo viên thực tế. Đề thi phải được thiết kế, phản biện, thử nghiệm và kiểm định nghiêm túc như một sản phẩm giáo dục có trách nhiệm.

Giáo viên cần được bồi dưỡng bài bản; phụ huynh, HS cũng cần được thông tin đầy đủ. Nếu chỉ đổi đề mà không đổi cách dạy, cách học - thì cải cách sẽ không đi đến đâu.

Đặc biệt, cần sự đồng bộ giữa dạy học - kiểm tra - thi cử. Không thể có đề thi mở nếu HS suốt năm chỉ học thuộc và luyện đề mẫu. Từ kiểm tra trên lớp đến bài thi cuối kỳ, tất cả phải hướng đến đánh giá năng lực thực chất.


 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn