Để không trở thành 'khách qua đường' trên thương trường rộng lớn

Muốn vượt qua khó khăn, chúng ta phải có cái nhìn chính xác và thẳng thắn về những thử thách mà mình phải đối mặt. Cuốn sách của tác giả Vương Nam tập hợp nhiều kinh nghiệm hữu ích để đương đầu với hàng loạt chông gai mà bạn đọc trẻ có thể gặp trên con đường lập nghiệp và khẳng định bản thân.
![]() |
Cẩn trong khi đưa ra các chiến lược kinh doanh là điều doanh nghiệp nhỏ cần làm. Ảnh minh họa: H.W. |
Một nhà kinh tế học đã phân tích rằng, nếu không muốn doanh nghiệp mới thành lập của bạn trở thành một “vị khách qua đường” trong quá trình sàng lọc khắt khe của thời đại, thì trước khi bắt đầu bạn phải làm tốt ba công tác chuẩn bị sau đây:
Một là, lựa chọn của bạn nhất định phải lớn hơn nỗ lực của bạn. Bởi vì bất kỳ mục tiêu nào cũng đều nói ra thì dễ nhưng bắt tay vào làm thì lại rất khó, mà việc thực hiện một cách nghiêm túc, chăm chỉ lại càng khó hơn. Tuy nhiên, cho dù bạn muốn thành lập một chuỗi cửa hàng nhỏ hay là tạo ra một doanh nghiệp khổng lồ, thì cũng đều đòi hỏi phải nỗ lực hơn 100%.
Tại sao nói lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực? Đó là bởi vì, một khi đã lựa chọn sai, thì sau đó dù có nỗ lực đến mấy cũng đều chỉ tốn công vô ích. Không có phương hướng đúng đắn, thì người có bản lĩnh lớn đến mấy, nỗ lực nhiều đến mấy cũng không thể làm nên chuyện.
Vì thế, khi lựa chọn phương hướng khởi nghiệp, đòi hỏi phương hướng của ta phải rõ ràng, cũng có nghĩa là thị trường phải có sức chứa đủ lớn. Nếu tiền đồ lập nghiệp quá chật hẹp thì thành quả thu được sau quá trình nỗ lực rõ ràng cũng không mấy khả quan.
Ví dụ như, có một hạng mục cho một khoản lợi nhuận hàng năm là 100.000 tệ và một hạng mục cho lợi nhuận hàng năm 10 triệu tệ. Nếu cùng nhân đôi lên thì hạng mục phía sau lại càng cao hơn. Như vậy, nếu tính toán ban đầu đủ lớn, có thể sẽ có một ngày vươn mình trở thành người khổng lồ.
Như vậy, giữa hai lựa chọn là “nghỉ hưu” và làm lãnh đạo, rõ ràng làm lãnh đạo có không gian lựa chọn rộng lớn hơn là điều không thể bàn cãi.
Khi lựa chọn phương hướng khởi nghiệp, bạn cũng cần phải xem xét kỹ xu hướng trong tương lai, ít nhất là trong năm năm. Tốt hơn nữa là hãy vạch ra chiến lược phát triển dài hạn. Nhân sinh quan, thế giới quan và giá trị của bạn cũng phải phù hợp với lĩnh vực đã lựa chọn.
Bạn cần phải dự tính xem trong tương lai gần mình sẽ đứng ở vị trí nào trong ngành nghề. Cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn những ngành nghề có tính cạnh tranh cao. Những ngành nghề này mặc dù đã rất phát triển nhưng chưa chắc bạn có thể thuận buồm xuôi gió “kiếm tiền”, mà rất có khả năng sẽ gặp thất bại lớn.
Vì người khác đang làm rất thành công còn bạn mới chân ướt chân ráo bước chân vào, sẽ rất khó cạnh tranh với họ, nên có thể kết cục của bạn sẽ rất bi thảm.
Hai là, sau khi đã lựa chọn được phương hướng, cần phải đặt ra một mục tiêu lớn nhưng có thể thực hiện được. Mỗi người lập nghiệp đều nên ôm ấp chí lớn. Người xưa có câu: “Binh sĩ không muốn làm tướng quân thì không phải là binh sĩ tốt”, một người lập nghiệp mà không muốn có được sự nghiệp lớn thì không thể thành công. Chỉ cần kiếm được một ít tài sản đã yên lòng an phận thì làm sao có thể tạo dựng được sự nghiệp vĩ đại? Từ xưa đến nay, những người thành công đều không lo lắng rằng ước muốn và hy vọng của họ quá lớn, vượt quá giới hạn thông thường. Song, tất nhiên những ước muốn và hy vọng đó cũng không nên xa rời thực tế. Ở giai đoạn đầu, mục tiêu của người sáng nghiệp nhất định phải đơn giản và rõ ràng. Nếu quá đề cao tính hệ thống và hoàn chỉnh thì sẽ bị mất phương hướng.
Ở đây, tôi vẫn muốn nói tiếp về Lang Bình với các bạn. Sau khi trở thành huấn luyện viên trưởng đội bóng chuyền nữ quốc gia, Lang Bình không “đao to búa lớn” xây dựng chiến thuật thi đấu, cũng không lập tức điều chỉnh đội hình. Cô tích cực vạch ra một chiến lược nhằm xây dựng đội tuyển lúc đó thành một đội bóng vừa ổn định vừa có linh động. Đây có thể nói là một chiến lược lớn tầm quốc gia.
Doanh nghiệp mới ở bất cứ ngành nghề nào cũng đều phải có một kế hoạch hoạt động cụ thể. Kế hoạch này thật ra chính là “cẩm nang” để thực hiện được mục tiêu đã đề ra.
Trong kế hoạch cũng cần phải vạch ra thời gian bắt đầu và kết thúc cho mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Mặc dù bước này chỉ là dự tính nhưng chỉ cần không quá xa rời thực tế là đã có giá trị định hướng. Cứ như vậy, con đường thực hiện mục tiêu cuối cùng của người khởi nghiệp sẽ trở nên rất rõ ràng.
Ba là, khâu đột phá không được quá nhanh. Cần phải chuẩn bị chu đáo đánh một đòn quyết định. Chúng ta đều biết rằng, khi đã thuận lợi xây dựng được thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp, thì nhiệm vụ và lợi nhuận đến tiếp ngay sau đó đều phải được thể hiện trên báo cáo hàng năm của doanh nghiệp theo tỉ lệ thuận.
Nhưng nếu ngay từ lúc doanh nghiệp đi vào hoạt động đã chọn làm một nhiệm vụ khó thì tỉ lệ thành công sẽ giảm đi rất nhiều, đồng thời cũng gây ảnh hưởng xấu đến các công việc sau này. Nếu khâu đột phá thuận buồm xuôi gió thì món quà đặc biệt “khai trương thuận lợi” đấy sẽ là điều kiện tốt nhất để sau đó “tăng tốc” nỗ lực và phấn đấu.
Đặc biệt là trong những ngành có vô số doanh nghiệp lớn, nếu ngay từ đầu doanh nghiệp mới đã đặt mục tiêu quá cao thì sẽ không khác gì “tiêu diệt” mình, việc tồn tại cũng sẽ trở nên hoang đường.