Nhảy đến nội dung
 

Đầu tư 100 triệu USD, 31 máy bay, hãng bay mới của Việt Nam sẽ ghi dấu ấn vào bản đồ hàng không toàn cầu?

Dự kiến vào quý 4/2025, hãng hàng không mới của Việt Nam sẽ chính thức khai thác các chuyến bay đầu tiên.

Viễn cảnh tương lai khi hãng hàng không mới của Việt Nam hoạt động tại sân bay Phú Quốc sau khi sân bay này được nâng cấp do AI sáng tạo ra dựa trên phối cảnh sân bay mới từ công ty thiết kế.

Du lịch Việt Nam có thêm "cánh" để bay cao, bay xa?

Những năm qua, sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch biển Việt Nam, đặc biệt là các điểm đến nổi tiếng như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng đã đặt ra nhu cầu cấp thiết về việc nâng cấp năng lực kết nối hàng không nhằm phục vụ lượng khách tăng vọt, nhất là hàng triệu du khách quốc tế.

Dự án thành lập Sun PhuQuoc Airways (SPA) được Tập đoàn Sun Group đầu tư với tổng vốn 2.500 tỷ đồng (gần 99 triệu USD) và dự kiến sở hữu đội bay lên đến 31 tàu bay vào năm 2030 mới đây đã chính thức được Thủ tướng Chính phủ thông qua. 

Theo công bố, hãng được mở ra với sứ mệnh đưa du khách từ các nước trên thế giới đến với đảo ngọc Phú Quốc. Và việc có thêm một hãng bay tới đảo ngọc cũng sẽ tạo điều kiện để người Việt Nam có thể đến với Phú Quốc dễ dàng, thuận tiện hơn.

Việc Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt chủ trương đầu tư cho hãng bay này hoạt động là một dấu mốc quan trọng đối với ngành hàng không Việt Nam và sự phát triển của du lịch Phú Quốc. 

Việc lựa chọn Phú Quốc làm trung tâm hoạt động chính không chỉ tận dụng được lợi thế du lịch đang phát triển bùng nổ của hòn đảo này mà còn đồng bộ với chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, sân bay quốc tế và các dự án nghỉ dưỡng cao cấp.

Phú Quốc ngày càng được xem như "viên ngọc sáng" của ngành du lịch Việt Nam, với vị thế đứng hàng đầu thế giới về vẻ đẹp biển đảo. Việc có một hãng hàng không riêng đặt tại đây sẽ tăng cường sức mạnh kết nối, giúp đưa Phú Quốc gần hơn với du khách trong nước và quốc tế.

Việc khai thác nhiều hơn các chuyến bay trực tiếp, nhanh chóng tới Phú Quốc sẽ giúp cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận hòn đảo với các thị trường trọng điểm trong và ngoài nước. Điều này không chỉ giúp tăng lượng khách du lịch quốc tế mà còn thúc đẩy khách nội địa có thể đến Phú Quốc dễ dàng hơn. 

Từ đó, các ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí và mua sắm tại Phú Quốc sẽ phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao kinh tế địa phương và đời sống nhân dân.

Bên cạnh đó, việc kết nối các chuyến bay từ Phú Quốc đến các trung tâm kinh tế – tài chính – thương mại sầm uất cũng sẽ góp phần kích thích giao thương, kết nối doanh nghiệp và mở rộng thị trường, tạo ra nhiều cơ hội hợp tác và đầu tư mới cho vùng kinh tế phía Nam và Việt Nam.

Hàng không Việt Nam ngày càng phát triển đa dạng

Hiện tại, Việt Nam đã và đang phát triển một mạng lưới hàng không nội địa và quốc tế khá toàn diện với sự hiện diện của 5 hãng hàng không nội địa lớn, tạo dựng mạng bay rộng khắp, với gần 50 đường bay nội địa kết nối các trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng... Đồng thời, các hãng hàng không Việt Nam cũng mở rộng khai thác các tuyến bay quốc tế tới các thị trường châu Á, châu Âu, châu Úc và Bắc Mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch và thương mại ngày càng tăng cao của người dân và doanh nghiệp.

Sự gia nhập của hãng hàng không mới vào thị trường hàng không Việt Nam giúp tăng thêm lựa chọn cho hành khách trong việc di chuyển giữa các vùng miền và quốc tế. Việc đa dạng hóa các hãng hàng không giúp tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các hãng hiện hữu phải nâng cao chất lượng dịch vụ, điều chỉnh giá vé hợp lý và đổi mới sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.

Đáng chú ý, hãng hàng không mới dự kiến sẽ sự kết hợp giữa vận tải hành khách thương mại truyền thống và mô hình bay thuê nguyên chuyến charter.

Việc khai thác các chuyến bay charter sẽ giúp hãng hàng không tập trung phục vụ nhóm khách hàng du lịch cao cấp, doanh nhân hoặc các nhóm khách lớn cần tính linh hoạt cao trong lịch trình di chuyển, đặc biệt là tới các điểm du lịch biển đảo và các trung tâm kinh tế lớn. Đây cũng là một kênh vận tải mới giúp giảm tải áp lực cho các tuyến bay thương mại truyền thống đang ngày càng đông đúc.

Ngoài ra, việc dự kiến mở rộng đội tàu bay lên đến 31 chiếc trong vòng 5 năm cũng cho thấy tiềm năng đóng góp của hãng này vào công suất vận tải chung của ngành hàng không Việt Nam, qua đó hỗ trợ tăng trưởng lượng khách và hàng hóa vận chuyển trong nước và quốc tế.

Quyết định cho phép thành lập hãng bay mới của Chính Phủ sẽ giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp trong ngành hàng không, dịch vụ sân bay, vận tải, du lịch và các lĩnh vực liên quan. Điều này góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia, tạo ra nguồn thu lớn từ thuế và phí dịch vụ, đồng thời góp phần gia tăng vị thế của Việt Nam trong bản đồ hàng không khu vực và thế giới.

Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới của hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, sự góp mặt của hãng hàng không mới không chỉ làm tăng sức cạnh tranh của ngành hàng không mà còn góp phần xây dựng một nền kinh tế năng động, hiện đại và đa dạng, đưa đất nước ta tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm vận tải, du lịch và thương mại khu vực và thế giới.

Liên quan đến Sân bay Phú Quốc, vừa qua, Cục Hàng không Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang công bố Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Phú Quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đơn vị thiết kế Cảng HKQT Phú Quốc là CPG Singapore và được trực tiếp chắp bút bởi kiến trúc sư Steven Thor - Phó Chủ tịch điều hành CPG Consultants.

Đơn vị thiết kế cho biết, với vai trò then chốt trong chiến lược phát triển hạ tầng giao thông và du lịch, đặc biệt chuẩn bị cho Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC 2027), Cảng HKQT Phú Quốc sẽ được nâng cấp toàn diện, hướng đến trở thành một trong những sân bay hiện đại và thông minh bậc nhất thế giới.

Điểm nhấn của cảng hàng không quốc tế Phú Quốc là nhà ga hành khách. Nơi này được xây dựng dựa trên ý tưởng từ cánh chim phượng hoàng sải cánh, tượng trưng cho vị thế quốc gia và niềm kiêu hãnh dân tộc. Nhà ga còn được trang bị công nghệ vận hành hiện đại nhất thế giới, bao gồm check-in không cần đến sân bay, phân loại hành lý tự động, công nghệ nhận dạng sinh trắc học giúp thời gian xuất nhập cảnh còn 15-30 giây/người.

Đáng chú ý, sân bay Phú Quốc sẽ có hai đường cất hạ cánh, trong đó đường băng hiện hữu sẽ được kéo dài lên 3.500m, đồng thời xây dựng thêm một đường băng mới dài 3.300m.Hệ thống sân đỗ sẽ được mở rộng lên hơn 100 vị trí, bao gồm 45 vị trí đỗ máy bay thân rộng bao gồm cả những vị trí có ống lồng hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu khai thác và phục vụ hành khách quốc tế lẫn nội địa.


 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn