Dấu hiệu ảnh báo bạn đang bị loãng xương

Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Văn Tú, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, loãng xương là một trong những bệnh lý phổ biến nhưng thường bị bỏ qua do diễn tiến âm thầm, ít biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển, những hậu quả để lại có thể nghiêm trọng, đặc biệt là nguy cơ gãy xương và tàn phế kéo dài.
Loãng xương được đặc trưng bởi tình trạng giảm mật độ và sức mạnh của xương, khiến xương trở nên yếu và dễ gãy. Những vị trí thường bị ảnh hưởng bao gồm: cột sống, cổ xương đùi, xương sườn và cổ tay. "Gãy xương có thể là gãy rời như ở cổ xương đùi hoặc bị xẹp như các thân đốt sống", bác sĩ Tú nói.
Một cú ngã nhẹ, thậm chí chỉ cần rung xóc mạnh khi đi xe cũng có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến gãy xương ở người bị loãng xương. Hệ quả là người bệnh đối mặt với nguy cơ phải nằm bất động lâu ngày, suy giảm chất lượng sống, tăng nguy cơ tử vong, đặc biệt với người lớn tuổi.
![]() |
Loãng xương là một trong những bệnh lý phổ biến nhưng thường bị bỏ qua do diễn tiến âm thầm. Ảnh: Freepik. |
Loãng xương được ví như "kẻ giấu mặt" bởi quá trình tiến triển của bệnh thường âm thầm. Thời gian đầu, người bệnh chỉ có cảm giác nhức mỏi không rõ ràng ở vùng cột sống lưng, dọc các chi hoặc các đầu xương. Về lâu dài, triệu chứng đau nhức trở nên rõ rệt hơn, đặc biệt ở các vùng xương chịu lực như hông, thắt lưng, khớp gối.
Các dấu hiệu điển hình gồm:
"Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể giúp giảm đến 50% nguy cơ gãy xương", bác sĩ Tú nhấn mạnh.
Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh cần điều chỉnh lối sống như bổ sung canxi và vitamin D hợp lý, tăng cường vận động thể chất, tránh ngã và có chế độ sinh hoạt khoa học.
Theo thống kê toàn cầu, có khoảng 1/3 phụ nữ và 1/8 nam giới mắc loãng xương. Tuy nhiên, bệnh vẫn còn bị xem nhẹ, đặc biệt ở nam giới, khi họ ít có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ hay đo mật độ xương.
Đáng lưu ý, loãng xương thường không "đi một mình" mà hay đi kèm với thoái hóa khớp. Hai tình trạng này tạo thành một vòng xoáy bệnh lý - vừa làm trầm trọng thêm triệu chứng đau nhức, vừa tăng nguy cơ gãy xương và giảm khả năng vận động.
Trong cuốn sách Sống khỏe mạnh không phụ thuộc vào thuốc, giáo sư Ryoko Chiba cho rằng nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”. Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi mỗi cách sử dụng thuốc thì chúng ta không thể khỏe mạnh lên. Để thật sự khỏe mạnh, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi cả thói quen sống và cách suy nghĩ của mình.