Nhảy đến nội dung
 

Đau đầu, mỏi mắt do bệnh glôcôm - Báo VnExpress

BS.CKI Cấn Ngọc Thúy, Trung tâm Mắt Công nghệ cao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, khám bằng sinh hiển vi không ghi nhận dấu hiệu tổn thương giác mạc, song đo nhãn áp (áp suất bên trong mắt) mắt phải người bệnh lên đến 30 mmHg trong khi bình thường 16-20 mmHg. Kết quả soi góc tiền phòng, đáy mắt và chụp cắt lớp võng mạc (OCT) bán phần trước nhãn cầu ghi nhận có dấu hiệu tổn thương đầu dây thần kinh thị giác - một trong những đặc trưng của glôcôm góc đóng nguyên phát.

"Bệnh glôcôm góc đóng xảy ra khi có sự tiếp xúc của mống mắt và vùng bè làm cho vùng góc tiền phòng hẹp hoặc đóng, do đó cản trở sự thoát dịch tiền phòng", bác sĩ giải thích.

Chị Châu dùng thuốc nhỏ hạ nhãn áp, theo dõi và khám lại sau hai tuần, đồng thời sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, giảm căng thẳng, tránh làm việc kéo dài với ánh sáng yếu hoặc nhìn màn hình máy tính. Để hỗ trợ sức khỏe mắt từ bên trong, chị cần ăn giảm muối, hạn chế cà phê và thức uống chứa caffeine, tăng cường rau xanh, trái cây giàu vitamin A, C.

Sau hai tuần, chỉ số nhãn áp của chị bắt đầu ổn định, các cơn đau đầu thưa dần, thị lực cải thiện hơn. Sau một tháng, chỉ số nhãn áp trở về mức an toàn, các cơn đau đầu dữ dội giảm, chức năng thần kinh thị được bảo tồn, không ghi nhận tổn thương tiến triển.

Bệnh glôcôm, còn gọi cườm nước, nguy hiểm và tiến triển âm thầm, là nguyên nhân gây mù lòa thường gặp. Khác với đục thủy tinh thể có thể phẫu thuật điều trị, glôcôm gây tổn thương thần kinh thị giác vĩnh viễn, không hồi phục. Phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng trong việc bảo tồn thị lực. Ở giai đoạn sớm, glôcôm thường không biểu hiện rõ ràng. Đau đầu, mỏi mắt, thị lực giảm là những triệu chứng mơ hồ khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với tình trạng mệt mỏi hoặc các bệnh lý thần kinh thông thường.

Bác sĩ khuyến cáo người trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình mắc bệnh glôcôm, cận thị nặng, tăng huyết áp hoặc thường xuyên có các dấu hiệu nghi ngờ nên đi khám mắt định kỳ mỗi 6-12 tháng để tầm soát bệnh.

Song Lam

*Tên người bệnh đã được thay đổi

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh nhãn khoa tại đây để bác sĩ giải đáp
 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn