Nhảy đến nội dung

Dấu ấn Ajinomoto trên những cánh đồng khoai mì giống mới

Những sáng kiến nông nghiệp bền vững của Công ty Ajinomoto đang thay đổi cuộc sống của người nông dân trồng mì.

Ajinomoto anh 1

Những sáng kiến nông nghiệp bền vững của Công ty Ajinomoto đang thay đổi cuộc sống của người nông dân trồng mì.

Nhìn xe chở mì nối đuôi nhau đến ruộng thu hoạch, anh Phan Đình Huynh (Hắc Dịch, Bà Rịa - Vũng Tàu) phấn khởi nghĩ đến một vụ mùa bội thu. Gắn bó với nghề trồng mì hơn 20 năm nay, nếm đủ đắng cay với những ngày dầm mưa đội nắng trên cánh đồng, anh Huynh là người hiểu rõ sự nhọc nhằn, vất vả của một vụ mùa kéo dài 10 tháng, từ khi khi cây mì xuống luống cho đến lúc xe vào thu hoạch.

Ajinomoto anh 2

Ở vùng quê Hắc Dịch, đa số người dân theo nghề nông. Có nhà sở hữu vài mẫu ruộng, có người chỉ làm khoán mỗi mùa thu hoạch kiếm thêm thu nhập. Những ruộng khoai mì xanh rì và nghề trồng mì đã nuôi sống biết bao gia đình trong huyện, xã nhỏ suốt hàng chục năm qua.

Gắn bó với nghề lâu năm, anh Huynh nói vui “trồng mì không cực thì ai cực”. Thời gian sinh trưởng và tạo củ kéo dài đến 10 tháng, nên mỗi năm nhà nông trồng mì chỉ thu hoạch được một vụ chính. Bên cạnh đó, cây khoai mì phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, đặc biệt là lượng mưa, năm nào thời tiết không ổn định thì khả năng mất mùa, ảnh hưởng năng suất “dễ như chơi”. “Năm nay mưa dập làm cây mì trụi lá. Làm nông thì phần nào đó phải trông vào ông trời”, anh Huynh nói.

Vào miền Nam lập nghiệp, anh Mạnh (Hắc Dịch, Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng dựa vào cây mì nuôi sống vợ con. Không chỉ chịu ảnh hưởng từ tự nhiên, anh Mạnh kể trước đây, người nông dân trồng khoai mì theo phương pháp truyền thống còn thường xuyên đối mặt với nhiều rủi ro từ cây giống kém chất lượng, sâu bệnh hại. Cây khoai mì chịu hai mối nguy hại tự nhiên là loài nhện đỏ (rầy lửa) và bệnh khảm lá rất ảnh hưởng đến năng suất. Đặc biệt, ảnh hưởng của bệnh khảm lá có thể khiến năng suất khoai mì giảm mạnh từ 40% đến 50%.

Anh Mạnh cho biết: “Trước đây khi sử dụng giống cây truyền thống không kháng sâu bệnh, năng suất mì vào khoảng 20 tấn/ha, nhưng độ bột thấp chỉ khoảng 24-25 độ. Sản lượng thấp, chất lượng củ cũng thấp làm giá bán không cao, người nông dân làm lụng quanh năm mà không có lời. Đó là chưa kể đến đầu ra bấp bênh, chịu cạnh tranh bởi khoai mì Campuchia”.

“Nghề trồng mì nhiều cái khổ, nhưng ám ảnh nhất phải kể đến bệnh khảm lá. Nó như bệnh ‘ung thư’ của cây mì mà không thuốc gì cứu nổi, chi phí thuốc sâu, phân bón cũng đội lên nhiều lần, mà năng suất củ lại không cao”, anh Huynh giải thích thêm.

Ajinomoto anh 3

Ajinomoto anh 4

Mong muốn đồng hành cùng người nông dân trồng khoai mì tăng năng suất, tạo nguồn thu ổn định, đồng thời đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, Ajinomoto Việt Nam đã khởi động dự án Khoai mì bền vững từ tháng 4/2023.

Dự án là nỗ lực hợp tác giữa nhiều bên với mục tiêu cải thiện năng suất, chất lượng cho cây khoai mì, tạo nguồn thu nhập bền vững cho người nông dân thông qua nhiều sáng kiến về giống cây trồng, phân bón sinh học lẫn phương pháp canh tác mới.

“Khoai mì bền vững” được thí điểm tại 4 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đến nay, dự án đã nhận được sự hưởng ứng của bà con nông dân, số lượng diện tích khoai mì thuộc dự án tăng lên nhanh, từ 78,6 ha (năm 2023) đã lên đến 503,3 ha (năm 2024) với 27 hộ nông dân tham gia.

Trong đó, sáng kiến nổi bật trong dự án phải kể đến đó là phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc - đơn vị nghiên cứu, lai tạo nông nghiệp đầu ngành tại miền Nam giới thiệu và cung cấp giống khoai mì mới HN1 kháng bệnh khảm lá cho bà con nông dân trồng thí điểm từ 2 năm nay. Giống khoai mì mới không chỉ có khả năng kháng bệnh khảm lá mạnh mà năng suất và chất lượng củ cũng rất cao mang lại vụ mùa bội thu, gia tăng kinh tế cho người trồng.

Ajinomoto anh 5

Hai mùa trồng giống HN1 cho thấy năng suất củ và độ bột cao hơn giống cũ. Anh Huynh - người tham gia thí điểm giống HN1 từ năm đầu tiên - cho biết: “Xuống luống giống HN1, tôi an tâm hơn vì giống này không còn ‘ngán’ bệnh khảm lá nữa. Năng suất củ của giống mới tăng cao, từ 10-15 tấn/ha lên khoảng 40 tấn /ha, độ bột đến 28-30 độ giúp củ nặng hơn, giá bán cũng cao hơn”.

Bà Phạm Thị Nhạn - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc - trực thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, đơn vị chuyên sâu nghiên cứu về giống cây trồng cạn và hệ thống canh tác của vùng Đông Nam Bộ chia sẻ: “Qua 2 mùa triển khai dự án, chúng tôi ghi nhận các hộ nông dân tham gia dự án thu hoạch khoai mì có sản lượng tăng hơn so với phương pháp canh tác trước đây, độ bột cũng cao hơn giúp thu nhập của các hộ dân được cải thiện đáng kể”.

Ngoài ra, đơn vị cũng phối hợp với Ajinomoto Việt Nam để tiến hành hỗ trợ tư vấn trực tiếp cho bà con ở các hội thảo đầu bờ với mong muốn cung cấp thông tin về kỹ thuật trồng khoai mì tiên tiến nhất, hướng đến mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng, đảm bảo tính bền vững trong canh tác khoai mì, bà Nhạn nói thêm.

Trong thời gian tới, Ajinomoto Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc để tiến hành đẩy mạnh việc đưa các giống mới tốt hơn nữa để giúp hỗ trợ nông dân trồng mì.

Ajinomoto anh 6

Với năng suất và sản lượng củ mì nguyên liệu ước tính như năm nay, nông dân trồng mì sẽ tăng thu nhập đáng kể. Hơn hết, điều khiến bà con phấn khởi hơn là không còn lo lắng về đầu ra nông sản khi dự án đã liên kết với các đơn vị thu mua tinh bột mì, giúp bà con an tâm canh tác.

Ajinomoto anh 7

Mục tiêu để cây mì đứng vững không chỉ là nỗi lo của riêng người nông dân. Không chỉ cung cấp giống cây trồng mới kháng sâu bệnh, qua hai mùa triển khai dự án Khoai mì bền vững, Ajinomoto Việt Nam còn đồng hành cùng bà con nông dân từng bước cải thiện quy trình canh tác với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, kỹ thuật canh tác mới. Trong đó, các hecta trong dự án bền vững được kết hợp với sử dụng phân bón sinh học AMI-AMI α thay cho phân bón hóa học thông thường không những cung cấp các chất dinh dưỡng mà còn gia tăng hữu cơ trong đất, hướng tới việc canh tác bền vững, giúp nâng cao năng suất và ổn định thu nhập. Đồng thời, việc thay thế phân hoá học đã giúp giảm phát thải CO2, ước tính giảm khoảng 141 tấn CO2 trong năm 2024.

Ngoài ra, Ajinomoto Việt Nam cũng xây dựng và giới thiệu ứng dụng “Khoai Mì - Aji” trên điện thoại thông minh, giúp người nông dân dễ dàng kiểm tra và phát hiện sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu thiệt hại cho vụ mùa. Ứng dụng cũng giúp người nông dân theo dõi quá trình canh tác, mùa vụ và kiểm soát quá trình chăm sóc cây khoai mì tốt hơn, cũng như xây dựng cộng đồng để chia sẻ các kinh nghiệm, kỹ thuật trồng mì cho bà con.

Ajinomoto anh 8

Ông Lê Trọng Tuấn - Trưởng phòng Phát triển Nông nghiệp, Công ty Ajinomoto Việt Nam cho biết dự án Khoai mì bền vững sẽ đáp ứng tính bền vững ở cả 3 khía cạnh: Kinh tế cho nông hộ - Sản lượng cho doanh nghiệp - và Môi trường.

Với người nông dân, dự án giúp nâng cao năng suất và chất lượng khoai mì, góp phần tạo công ăn việc làm và phát triển kinh tế địa phương. Chất lượng nông sản đầu vào cao giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu bền vững để sản xuất, tạo ra những sản phẩm cao cấp phục vụ người tiêu dùng. Đồng thời, các dự án này sẽ nâng cao nhận thức về phát triển bền vững trong nông nghiệp, khuyến khích các phương pháp canh tác bền vững, bảo vệ đất đai và nguồn nước, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Ông Tuấn cũng cho biết, Ajinomoto Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ mở rộng diện tích trồng khoai mì của dự án khoảng 20.000 ha, hướng đến giảm thiểu CO2 phát sinh so với cách canh tác hiện tại khoảng 5.600 tấn CO2/năm, góp phần làm giảm tác động đến môi trường tự nhiên. Đồng thời, 100% lượng nguyên liệu bột mì phục vụ cho hoạt động sản xuất của Ajinomoto Việt Nam sẽ được thu mua từ khoai mì của dự án, đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định cho sản xuất.

Những cánh đồng khoai mì tại xã Hắc Dịch dần có sự chuyển mình theo hướng hiện đại nhờ những thay đổi trong nhận thức, hành động, chuyển đổi về công nghệ trồng trọt, chú trọng tính bền vững hơn ở người nông dân. Không còn canh cánh nỗi lo đầu ra bấp bênh hay chất lượng nông sản kém, nông hộ có thể tập trung phát triển nông nghiệp với kỹ thuật canh tác mới bền vững.

Đằng sau sự thay đổi tích cực trên cánh đồng khoai mì ấy là những sáng kiến không ngừng nghỉ nhằm thúc đẩy phát triển hướng đến mục tiêu bền vững lớn hơn của tập thể ban ngành liên quan và Ajinomoto Việt Nam. Tất cả là minh chứng cho sự nỗ lực trong mục tiêu đồng hành cùng người Việt Nam xây dựng một cuộc sống bền vững và tốt đẹp hơn.

Ajinomoto anh 9

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn