Nhảy đến nội dung

Đặt tiền đúng nơi, có thể mua được hạnh phúc?

Tác giả Tạ Tôn Bác không chỉ mang tới cho bạn đọc những góc nhìn về tài chính cá nhân, tài chính doanh nghiệp mà còn đem lại nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô. Trong cuốn sách này, tác giả có những góc nhìn mới lạ, từ tổng quan tới chi tiết của những mảnh ghép về kinh tế, từ đó phân tích hành vi con người và xã hội dưới góc nhìn về “tiền”.

Tien bac va hanh phuc anh 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Kaboompics/pexels.

Bạn có từng thắc mắc: Tiền là thứ do con người tạo ra, nhưng chúng ta lại luôn điên cuồng và kích động vì tiền. Tại sao vậy? Bởi vì tiền có thể mua được hạnh phúc ư?

Chúng ta đang sống trong thế giới dư thừa vật chất với thu nhập ngày càng cao. Mặc dù có nhiều tiền hơn nhưng hạnh phúc và niềm vui lại không tăng lên như tưởng tượng. Tại sao vậy? Do tiền không mua được hạnh phúc sao?

“Trên đời không có gì xấu như tiền lưu thông ở mọi nơi. Nó có thể phá hủy các thành phố, đuổi con người ra khỏi nhà, khiến một người lương thiện trở nên xấu xa, làm điều ác, phạm tội ác.” Nhà viết kịch Hy Lạp cổ đại Sophocles từng viết như vậy trong một vở kịch.

Tuy nhiên, ông viết ra điều này có lẽ do không biết sử dụng tiền. Rất nhiều nghiên cứu chứng minh nếu chúng ta đặt tiền ở đúng nơi, nó có thể mua được hạnh phúc.

Mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc là một chủ đề nghiên cứu quan trọng của kinh tế học hành vi (behavioral economics) phương Tây trong hai mươi năm trở lại đây. Richard A. Easterlin, một học giả tiêu biểu về kinh tế học hạnh phúc, là nhà kinh tế đương đại đầu tiên nghiên cứu lý thuyết về hạnh phúc chủ quan.

Trong báo cáo khoa học công bố năm 1974, với nhan đề Does Economic Growth Improve the Human Lot? Some Empirical Evidence (tạm dịch: Kinh tế phát triển liệu có thúc đẩy con người? Một số bằng chứng thực nghiệm về vấn đề này), ông đề xuất Nghịch lý Easterlin (Easterlin paradox): Nhìn chung người giàu hạnh phúc hơn người nghèo (xem xét dựa trên các sự kiện có tính đại diện), nhưng ở những xã hội khác nhau, con người không cảm thấy hạnh phúc hơn khi nền kinh tế của quốc gia đi lên (xem xét theo trình tự thời gian).

Có thể thấy, mối quan hệ giữa hạnh phúc và tiền bạc tỷ lệ thuận trước giá trị tới hạn (điều này cũng phù hợp với quan sát và cảm nhận của nhiều người), sau khi đạt tới giá trị này chúng sẽ không còn liên quan với nhau.

Để kiểm chứng Nghịch lý Easterlin và tìm ra giá trị tới hạn, hai học giả đoạt giải Nobel Kinh tế là Daniel Kahneman và Angus Deaton cùng nhau nghiên cứu và công bố bài luận High income improves evaluation of life emotional well-being (tạm dịch: Thu nhập cao kéo theo đánh giá về chất lượng đời sống tinh thần tăng lên).

Thông qua phân tích dữ liệu thống kê khảo sát 1,7 triệu người, bài luận này chỉ ra rằng thu nhập cá nhân hàng năm từ 60.000 - 70.000 USD có thể khiến con người cảm thấy hạnh phúc; khi thu nhập đạt tới 95.000 USD, họ có xu hướng đánh giá tổng thể cuộc sống rất hạnh phúc; khi vượt mốc 95.000 USD, dù thu nhập tiếp tục tăng lên cũng không còn ảnh hướng quá lớn đến cảm giác hạnh phúc.

Một cuộc khảo sát mới được thực hiện bởi Đại học Purdue vào năm 2015 cũng cho thấy kết quả tương tự. Theo số liệu, ở mọi tiểu bang của Mỹ, thu nhập hàng năm 75.000 USD là tiêu chuẩn cho mức độ hạnh phúc.

Khi thấp hơn mốc này, mức độ hạnh phúc tăng rõ rệt nếu thu nhập tăng lên, nhưng sau khi đạt mức chuẩn này, mức độ hạnh phúc tăng lên không đáng kể.

Mức thu nhập cá nhân 75.000 USD ở Mỹ có thể đảm bảo đủ chi phí sinh hoạt (thực phẩm, quần áo…), điều kiện nơi ở tương đối tốt (tiền thuê nhà hoặc trả góp mua nhà), và trang trải các chi phí giáo dục con cái (75.000 USD là mức thu nhập cá nhân, nếu có gia đình cần tăng gấp đôi) và chi phí văn hóa, giải trí (giá vé xem phim rơi vào khoảng 5 - 15 USD).

Tóm lại, khi thu nhập không đủ trang trải sinh hoạt, mọi người sẽ bất an, lo lắng, không thể hạnh phúc dù có uống bao nhiêu “súp gà cho tâm hồn” đi nữa. Khi đáp ứng đủ nhu cầu vật chất, giữa thu nhập và hạnh phúc sẽ xuất hiện “thỏa dụng biên giảm dần” rõ rệt.

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn