Nhảy đến nội dung
 

Đảng mới của Musk vừa ra đời đã vấp hoài nghi

Tỷ phú Elon Musk công bố thành lập đảng Nước Mỹ, đặt mục tiêu “thách thức” chính trị hai đảng Cộng hòa, Dân chủ, nhưng ngay từ khi ra mắt, đảng này đã vấp phải hoài nghi về tiềm lực, tầm ảnh hưởng và độ chín muồi trong tổ chức.

Các chuyên gia đặt câu hỏi, liệu đảng Nước Mỹ có thực sự là “lời giải” hay chỉ là chiến dịch truyền thông? Ảnh: Reuters

Tỷ phú Elon Musk - nhân vật chưa bao giờ xa lạ với những tuyên bố gây sốc chính thức trình làng đảng Nước Mỹ, tự nhận là "giải pháp cho tình trạng hai đảng độc quyền ở Mỹ". Ông nhấn mạnh kế hoạch đặt mục tiêu giành một vài ghế tại Quốc hội để định hướng chính sách.

Tuy nhiên, ngay khi vừa xuất hiện, đảng này đã lập tức vướng nghi ngờ về khả năng vượt qua hệ thống rào cản pháp lý, tài chính và tổ chức vốn nghiêng hẳn về hai đảng lớn, khiến không ít người đặt câu hỏi: liệu đảng Nước Mỹ có thực sự là “lời giải” hay chỉ là chiến dịch truyền thông?

Đảng mới ra đời, hoài nghi bủa vây

Xét việc cử tri Mỹ luôn thể hiện sự ủng hộ ổn định với phương án có thêm đảng thứ ba ngoài hai đảng lớn. Ý tưởng này nghe có vẻ khả thi, nhưng theo giới chuyên gia, điều đó rất khó xảy ra.

Tờ Guardian dẫn lời Bernard Tamas, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Valdosta State và là tác giả cuốn Sự lụi tàn và hồi sinh của các đảng thứ ba ở Mỹ, thẳng thắn rằng, ông không thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy sẽ có một đảng thứ ba giành được ghế trong Quốc hội và thật sự tạo ảnh hưởng đến chính quyền.

Theo ông, vấn đề không chỉ nằm ở chuyện tiền bạc. Hai đảng lớn, tức Dân chủ và Cộng hòa, có mọi thứ: tiềm lực tài chính, 150 năm xây dựng hệ thống, các chính trị gia chuyên nghiệp, đội ngũ tư vấn và các công ty quảng cáo hàng đầu Madison Avenue.

Trong khi, khái niệm về đảng Nước Mỹ của Musk dường như được hình thành chỉ trong vài tuần, sau vụ tranh cãi ồn ào với ông Donald Trump. Như nhiều sáng kiến bộc phát từ cơn giận khác, nhiều chi tiết về đảng Nước Mỹ chưa được tính kỹ.

Chẳng hạn, tên miền Americaparty.com đã có người sở hữu và đang rao bán với giá 6,9 triệu USD. Trên mạng xã hội X thuộc sở hữu của Musk, tài khoản @AmericaParty cũng đã bị người khác sử dụng, buộc Musk phải chọn tên thay thế là @AmericaPartyX. Hơn nữa, tới nay, đường lối của đảng nước Mỹ vẫn chưa rõ ràng, ngoài việc phản đối việc đảng Cộng hòa làm phình to nợ công. Musk chưa nêu rõ những “luật gây tranh cãi” mà các chính trị gia của ông sẽ phản đối, cũng chưa có cương lĩnh hay tuyên ngôn chính trị chính thức nào được công bố. Vai trò “ong chích” của các đảng nhỏ Lịch sử cho thấy các đảng thứ ba hiếm khi thành công theo cách mà Musk hình dung. Tuy nhiên, theo giáo sư Tamas, nơi đảng thứ ba có thể tạo ảnh hưởng là ở khả năng gây áp lực khiến hai đảng lớn thay đổi. “Những đảng có ảnh hưởng lớn trong lịch sử thường không giành được ghế”, ông nói. Ông Tamas cho rằng, vai trò của các đảng thứ ba chỉ là khiến hai đảng còn lại phải chú ý bằng cách làm rối tung mọi việc lên. Ý tưởng thành lập đảng Nước Mỹ của Musk hình thành sau cuộc cãi vả với Tổng thống Trump. Ảnh: Reuters. Tamas viện dẫn hai ví dụ tiêu biểu: đảng Tiến bộ ở bang Wisconsin và đảng Nông dân - Lao động ở Minnesota. Đây là hai đảng từng giành được những chiến thắng quan trọng như các chính sách hỗ trợ người thất nghiệp và cải cách ngân hàng. Nhưng mục tiêu của Musk dường như không phải là gây áp lực mà là thay thế. Ông Tamas cho rằng, hiện nay, đảng Cộng hòa ngày càng đi xa về phía hữu, ngày càng theo hướng Trump nhưng lại không có ai trong Quốc hội thuộc đảng này dám đứng lên phản bác. Đây chính là cơ hội hoàn hảo cho một đảng thứ ba. Nhưng không phải để thay thế mà để tấn công và kéo họ trở lại trung tâm. Theo ông, đó là cách các đảng thứ ba từng thành công: Họ gây chú ý! Nếu làm tốt, hai đảng lớn sẽ buộc phải điều chỉnh để phản ánh đúng hơn nguyện vọng công chúng hoặc giải quyết các vấn đề mà đảng thứ ba nêu ra. Trong khi đó, AP dẫn lời giáo sư Carl Tobias thuộc Trường Luật Đại học Richmond rằng, quy trình thành lập đảng mới không hề đơn giản. Ngược lại, rất phức tạp và tốn kém. Ông Carl Tobias nêu quy trình với bước đầu tiên là phải đăng ký mã số thuế, mở tài khoản ngân hàng, chỉ định một thủ quỹ có trách nhiệm pháp lý nếu vi phạm quy định báo cáo. Còn theo FEC, bất kỳ đảng nào có ý định tham gia bầu cử liên bang đều phải đăng ký khi chi tiêu hoặc quyên góp vượt mức ngưỡng nhất định, và phải gửi báo cáo tài chính định kỳ. Tuy nhiên, ngay cả khi được công nhận ở cấp liên bang, đảng mới vẫn cần giành quyền xuất hiện trên phiếu bầu từng bang một. Đây là một trong những rào cản lớn nhất, đòi hỏi cả tổ chức lẫn tiền bạc. Trụ cột là người đứng sau Theo các chuyên gia, những đảng theo mô hình “giành ghế” thường thất bại. Một ví dụ là Forward Party do Andrew Yang, cựu ứng viên tổng thống Dân chủ, thành lập năm 2022. Forward Party ra đời với khẩu hiệu “Không trái. Không phải. Tiến lên”. Thế nhưng hiện tại, đảng này gần như mờ nhạt trên chính trường Mỹ dù vẫn duy trì các hoạt động truyền thông. Sự mờ nhạt của Forward Party thể hiện ở chỗ, một bài đăng nhân ngày Ngày quốc khánh nước Mỹ (4/7) của đảng này trên Instagram mới đây chỉ thu hút gần 40 lượt thích. Andrew Yang, cựu ứng viên tổng thống Dân chủ từng thành lập đảng thứ ba tên Forward Party năm 2022 Forward tuyên bố không ràng buộc với quang phổ chính trị truyền thống. Nhưng việc từ chối lập trường rõ ràng về chính sách khiến đảng này khó thu hút cử tri. Danh sách “đồng minh dân cử” trên website của họ gồm cựu thị trưởng Newberry, Florida (dân số 7.300 người) và một nhân viên phụ trách vệ sinh và điện nước ở Stonington, Connecticut, nơi có dân số chưa đến 1.000 người. Theo Guardian, các khảo sát cho thấy người dân Mỹ vẫn muốn có một đảng thứ ba. Trong một cuộc thăm dò do chính Musk đăng tải, 65% ủng hộ việc ông thành lập đảng mới, 34% phản đối. Một khảo sát khác đầu tháng Bảy ghi nhận 14% cử tri nói họ “rất có khả năng” sẽ ủng hộ đảng Nước Mỹ và 26% “có thể ủng hộ”. Tuy vậy, trở thành một lựa chọn khả thi vẫn là chuyện khác. Một số cố vấn chính trị mà Musk đang tiếp cận có xu hướng cực hữu, trong đó có Curtis Yarvin, blogger công nghệ từng lập luận rằng dân chủ Mỹ đã lỗi thời và đất nước nên được điều hành bởi một “CEO độc tài”. Vấn đề lớn nhất lại đến từ chính Musk: Nhiều người không thích ông. Theo một khảo sát gần đây mà Guardian trích dẫn, 60% người Mỹ có quan điểm tiêu cực về Musk, trong khi chỉ 32% đánh giá tích cực. Elon Musk tuyên bố rằng nước Mỹ sẽ có đảng thứ ba. Nhưng câu hỏi lớn hơn là nước Mỹ có muốn một đảng với mục tiêu và người lãnh đạo như cách của Musk không? Đáp án của câu hỏi này cũng sẽ cho thấy kết cục của đảng mới mà Musk tuyên bố xây dựng. Tuy nhiên, với tiềm lực tài chính và sức ảnh hưởng truyền thông khổng lồ, Elon Musk vẫn có khả năng gây chấn động nếu ông thật sự nghiêm túc biến ý tưởng này thành hiện thực. Và dẫu cho đảng này không tồn tại lâu dài, nó cũng phản ánh những rạn nứt ngày càng sâu giữa các cá nhân có ảnh hưởng nhất trong chính trị Mỹ, cũng như tính bất ổn ngày càng lớn trong hệ thống hai đảng tưởng chừng vững chãi của quốc gia này.Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước MỹMục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn