Nhảy đến nội dung

'Đàn ngân trong gió', đau thương và sự chữa lành…

Dù viết về chiến tranh nhưng trong tác phẩm mới 'Đàn ngân trong gió' (do NXB Hội Nhà văn ấn hành) của Từ Nguyên Thạch không có nhiều cảnh "bom rơi đạn nổ" mà xuyên suốt là nỗi đau giằng xé "bên này, bên kia". Sự tàn khốc của chiến tranh nằm ở những đau thương gia đình mà chính nhà văn là người trong cuộc…

Tập truyện dài Đàn ngân trong gió viết trong gần 3 năm, được tác giả Từ Nguyên Thạch "đưa lên đặt xuống" và trăn trở rất nhiều lần, bởi mảng đề tài này đã có nhiều nhà văn lớn - những người trong quân đội và từng trực tiếp cầm súng. "Nếu không khéo, rất dễ gặp thất bại", ông thú nhận. Từ đó, nhà văn chọn lối đi riêng cho mình. Ông không viết về những điều lớn lao như những trận đánh lớn, những chiến dịch quy mô mà chỉ viết về những gì mình nhìn thấy và trực tiếp cảm nhận ngay trong gia đình.

NỖI ĐAU KHÔNG TIẾNG SÚNG

Câu chuyện bắt đầu từ những năm tháng tuổi thơ đầy ắp kỷ niệm. Nếu không có chiến tranh, cuộc sống gia đình nhà văn Từ Nguyên Thạch ở mảnh đất miền Trung cũng như mọi vùng quê khác đã thật êm đềm. "Gần cái giếng nhà ông nội tôi có một phiến đá phẳng lì. Mỗi sáng sớm, ông nội ngồi thiền trên phiến đá hay những chiều hè ông nằm lên ngủ. Mặt đá dưới lưng mát rượi. Tôi thích nhất những đêm nằm cạnh lắng nghe ông kể chuyện. Gió mát, lưng êm cùng giọng kể như ru đưa tôi vào giấc ngủ lúc nào không hay…", ông nhớ lại.

Rồi bỗng chốc chiến tranh ập đến, súng nổ khắp làng. Cuộc sống không còn bình yên. Tác giả kể tiếp: "Một buổi sáng, ông tôi bước ra giếng nước rửa mặt, phát hiện trên phiến đá có nhiều vết máu. Lần theo vết máu, ông đi đến gần trưa mới về. Tối, ông nội bày nhang, đèn chuối, bình bông lên phiến đá, ông cúng ai, bà nội không biết. Tôi lại càng không biết. Lúc nằm ngủ, tôi nghe bà nội hỏi: "Hồi sáng sớm, ông chôn ai trong vườn?" Ông nội im lặng hồi lâu rồi nói: "Một người chết phía bên kia". Cũng từ đó, tác giả không thấy ông nội ngồi, nằm trên phiến đá. Qua năm tháng, phiến đá cũng buồn phủ một lớp rêu xanh.

Rồi ông Út Bổn - em của bà nội tác giả đi bộ đội. Bà nội mừng và tự hào lắm, làm rớt cả cuốn thơ Lục Vân Tiên đang đọc dở. Nhưng niềm vui chưa tày gang thì nỗi đau lớn lại ập đến vào năm 1954. "Ông Út Bổn lên một chiếc tàu lớn, chở khoảng trăm người đi tập kết ra Bắc. Tàu vừa ra cửa biển thì gặp sóng to gió lớn đánh chìm. Ban đêm trời tối, việc cứu vớt khó khăn. Chỉ vài người khỏe mạnh được cứu vớt, còn lại đều chết, trong đó có ông Út Bổn. Hay tin bà nội ngất xỉu…".

Cứ thế, những nỗi đau trong chiến tranh cứ dồn dập ập đến, khiến bà nội không gượng dậy nổi. "Người ta nói bà bị bệnh tâm thần. Có lúc như người điên. Nhưng khác với người điên bình thường hay quậy phá hay nói cười ngô nghê, nội hoàn toàn im lặng. Như một cái bóng…". Cuối cùng bà nội cũng mất.

SỰ HÒA HỢP, HÒA GIẢI TRONG TỪNG GIA ĐÌNH

Nếu không có chiến tranh, thằng Hỷ ở truyện Đàn ngân trong gió đã không phải đi lính mà sẽ nổi danh là phát thanh viên có tiếng của đài truyền thanh tỉnh. Còn thằng Ái, em nó, theo Việt cộng cũng không phải lâm vào cảnh oái ăm… đụng ông anh ruột là phe địch ngay tại nhà. Tình cảnh bên này, bên kia mà trong chiến tranh, nhiều gia đình đều gặp phải không chỉ có trong tác phẩm của Từ Nguyên Thạch. Sau giải phóng, Hỷ đi học tập cải tạo còn Ái đã anh dũng hy sinh. Câu chuyện được đẩy đến cao trào cảm xúc nhất khi: "Ngày đầu tiên được trả quyền công dân, Hỷ bốc hài cốt của Ái đem về chôn ở nghĩa trang liệt sĩ xã. Nghĩa trang trong một cái xã nghèo mà có tới hơn 200 liệt sĩ, cả thời chống Pháp. Tính ra hầu như nhà nào cũng có người thân nằm xuống trong chiến tranh…".

Vậy là, đã nửa thế kỷ trôi qua, có thể những vết thương trong chiến tranh vẫn còn có nơi chưa lành nhưng ở một góc độ nhỏ gia đình, họ hàng nào đó, những vết thương ấy đã liền sẹo. Mọi hận thù, hiểu lầm đã dần tiêu tan. Mọi người cùng bắt tay xây dựng tương lai trong tình yêu thương, bù đắp cho những ngày mất mát. Tập truyện dài Đàn ngân trong gió của nhà văn, nhà thơ Từ Nguyên Thạch như một nhịp cầu trong thời bình ngân mãi, để kêu gọi mọi gia đình cùng hòa giải, hòa hợp. Qua bao nỗi đau của ngày hôm qua, càng thấy hết giá trị hạnh phúc, hòa bình của ngày hôm nay và càng thêm yêu con người, đất nước mình.

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn