Nhảy đến nội dung
 

Cứu sống bào thai ngay từ trong bụng mẹ: Việt Nam làm chủ công nghệ y học mới

TPO - Một bào thai chỉ khoảng 800-900 gram, quả tim bé bằng đầu ngón tay cái, nhưng các bác sĩ đã có thể can thiệp vào buồng tim, điều chỉnh các van tim và cứu sống đứa trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Đây là minh chứng sinh động cho sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực y học bào thai – chuyên ngành đang được ví như “cuộc cách mạng” trong sản khoa hiện đại.

TPO - Một bào thai chỉ khoảng 800-900 gram, quả tim bé bằng đầu ngón tay cái, nhưng các bác sĩ đã có thể can thiệp vào buồng tim, điều chỉnh các van tim và cứu sống đứa trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Đây là minh chứng sinh động cho sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực y học bào thai – chuyên ngành đang được ví như “cuộc cách mạng” trong sản khoa hiện đại.

Câu chuyện tưởng như khoa học viễn tưởng này là một trong những ví dụ điển hình được GS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ tại Hội nghị Y học bào thai thường niên lần thứ 3, tổ chức tại Hà Nội.

Đây là minh chứng sinh động cho sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực y học bào thai – chuyên ngành đang được ví như “cuộc cách mạng” trong sản khoa hiện đại. Không còn coi buồng tử cung là "khu vực bất khả xâm phạm", y học ngày nay đã cho phép thăm dò, chẩn đoán, thậm chí can thiệp và điều trị cho thai nhi ngay khi còn trong bụng mẹ – nơi được xem là “bệnh viện đầu tiên” của mỗi con người.

“Chúng ta phải coi bào thai là một bệnh nhân. Nếu thai nhi có vấn đề về sức khỏe, cần phải điều trị ngay từ trong tử cung,” GS. Nguyễn Duy Ánh nhấn mạnh.

Cứu sống bào thai ngay từ trong bụng mẹ: Việt Nam làm chủ công nghệ y học mới ảnh 1

GS.TS Nguyễn Duy Ánh trả lời báo chí bên lề hội nghị.

Trước đây, bất kì sự can thiệp nào vào buồng ối thường được xem là nguy cơ thất bại của thai kì. Nhưng hiện nay, các kĩ thuật nội soi, laser, thậm chí cả robot đã có thể được sử dụng để điều trị dị tật và các bệnh lí nguy hiểm cho thai nhi. Những kĩ thuật này không chỉ mở ra cơ hội sống cho trẻ mà còn giảm thiểu nguy cơ dị tật nặng nề sau sinh.

Tại Việt Nam, y học bào thai đã được triển khai từ khoảng 10 năm trước, bắt đầu từ một đề tài cấp Nhà nước do chính GS Ánh làm chủ nhiệm. Các quy trình can thiệp đã được Bộ Y tế chính thức công nhận và cấp phép. Đến nay, nhiều cơ sở y tế trong cả nước như Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Việt Pháp… đã có thể thực hiện tốt các kĩ thuật phức tạp này.

Thành lập Trung tâm Y học bào thai – bước đi chiến lược

GS. Ánh cho biết, trong tháng 6 tới, Bệnh viện Phụ sản Trung ương sẽ chính thức thành lập Trung tâm Y học bào thai - đánh dấu bước phát triển chiến lược nhằm tiếp cận những thành tựu tiên tiến nhất của thế giới.

"Chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở hạ tầng, thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân lực được đào tạo từ các trung tâm lớn trên thế giới. Mục tiêu của Trung tâm là không chỉ điều trị mà còn hướng dẫn các tuyến dưới trong quản lí thai kì. Trường hợp nào cần can thiệp, sẽ được thực hiện kịp thời để cứu đứa trẻ," ông nói.

Cứu sống bào thai ngay từ trong bụng mẹ: Việt Nam làm chủ công nghệ y học mới ảnh 2

Các bác sĩ đang can thiệp bào thai để chữa bệnh cho thai nhi.

Những kĩ thuật như điều trị hội chứng truyền máu song thai, xử lí dải xơ buồng ối, truyền máu cho thai thiếu máu, điều trị thoát vị cơ hoành, tràn dịch màng phổi, bất thường ở thận… đều đã được triển khai tại Việt Nam, mang lại hiệu quả đáng kể.

Cần coi bào thai là đối tượng được bảo hiểm chi trả

Tuy vậy, GS Ánh cho rằng rào cản lớn hiện nay là chi phí. Một số ca có thể chỉ tốn vài chục triệu đồng, nhưng với các kĩ thuật phức tạp, chi phí có thể lên tới hàng trăm triệu do trang thiết bị và vật tư rất đắt đỏ. Trong khi đó, bảo hiểm y tế (BHYT) hiện mới chỉ chi trả cho người mẹ, chứ chưa công nhận thai nhi là một bệnh nhân độc lập.

“Ở các nước tiên tiến, BHYT chi trả 100% cho các ca can thiệp bào thai vì họ coi thai nhi là người bệnh. Tại Việt Nam, chúng ta cần từng bước thực hiện chính sách tương tự để giảm gánh nặng cho các gia đình,” GS. Ánh đề xuất.

Một ví dụ điển hình là hội chứng truyền máu song thai – từng là biến chứng chết người trong song thai một bánh nhau. Nhờ kĩ thuật đốt laser các thông nối mạch máu trong buồng ối, tỉ lệ cứu sống cả hai thai đạt tới 72%, ít nhất một thai đạt 92%. Chi phí cho mỗi ca vào khoảng 30 triệu đồng – con số không quá lớn với y học hiện đại nhưng vẫn là gánh nặng với nhiều hộ nghèo.

GS Ánh khuyến nghị BHYT cần có lộ trình chi trả từng phần, tiến tới toàn bộ cho các can thiệp bào thai.

Hội nghị quy tụ các chuyên gia đầu ngành

Hội nghị Y học bào thai thường niên – VFM 2025 là sự kiện khoa học lớn, quy tụ các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực y học bào thai, chẩn đoán trước sinh, chẩn đoán hình ảnh, sơ sinh và di truyền.

Cứu sống bào thai ngay từ trong bụng mẹ: Việt Nam làm chủ công nghệ y học mới ảnh 3

Hội nghị có sự tham gia hàng đầu về sản khoa trong nước và quốc tế.

Năm nay, hội nghị có 12 báo cáo khoa học chuyên sâu xoay quanh các vấn đề thời sự như: phẫu thuật can thiệp bào thai hiện tại và tương lai; laser điều trị hội chứng truyền máu song thai; khả năng tiếp cận điều trị song thai một bánh nhau tại Việt Nam; thiếu máu thai nhi; tràn dịch màng phổi bào thai…

Các báo cáo không chỉ mang tính chuyên môn cao mà còn góp phần định hướng phát triển y học bào thai, hướng tới mục tiêu tối thượng: cứu sống và bảo vệ thai nhi ngay từ những ngày đầu tiên của sự sống.

Hà Minh
 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn