Nhảy đến nội dung
 

'Con tôi lớp 8 vẫn không có tiền tiêu vặt'

"Tôi không bao giờ cho con tiền tiêu vặt, không phải vì bản thân không có điều kiện làm việc đó, mà là vì tôi thấy nhu cầu 'cần phải tiêu vặt' không phải là nhu cầu chính đáng. Các con tôi ăn sáng ở nhà, ăn trưa và ăn xế ở trường. Các món ăn vặt như bánh kẹo, snack, hoa quả... đều có đầy đủ ở nhà nên các con không cần tự mua. Con tôi cũng không có thói quen ăn vặt ở cổng trường như bạn bè khác.

Còn các khoản chi khác như sinh nhật bạn, đi dã ngoại, đồ dùng cá nhân... tôi không xếp vào nhóm 'tiêu vặt', mà đó là các khoản chi tiêu chính đáng, hợp lý và không cố định. Tôi có quy ước với các con rằng các khoản chi tiêu đó phát sinh tùy theo thời điểm, nên con sẽ tự quyết định có xin bố mẹ hay không, xin bao nhiêu để đủ dùng...

Đến khi con lên lớp 9, tôi mới cho con tự cầm tiền và tự quản lý toàn bộ tiền lì xì, tiền thưởng học tập, lễ lạt... Tôi cũng không yêu cầu con phải báo cáo từng khoản chi nữa, nhưng vẫn bí mật theo dõi cách con tiêu tiền. Tôi thấy hầu như các con mình đều không hề tiêu vặt linh tinh mà vẫn giữ thói quen chỉ tiêu khi có việc phát sinh".

Đó là quan điểm của độc giả Emy thú vị về việc quản lý tiền tiêu vặt của con cái. Thời gian qua, có nhiều chia sẻ về vấn đề này. Có người sẵn sàng "cho con một triệu đồng tiêu vặt" với niềm tin rằng dạy con tiêu tiền một cách hợp lý là lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên một số ý kiến khác bày tỏ lo ngại hành động cho con tiền tiêu vặt sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực, như cây chuyện "Con gái thành thủ lĩnh ở lớp vì mẹ cho 100.000 đồng mỗi ngày".

>> Tôi lạc lõng vì không cho con tiền tiêu vặt

Không quá khắt khe trong việc siết tiền tiêu vặt của con như ý kiến trên, bạn đọc Nguoixala lại có hướng xử lý khác: "Hồi nhỏ, thập niên 85-90, nhà tôi cũng thuộc loại khá nhưng biết ba mẹ đi làm cực khổ, gia đình lại quen sống giản dị, nên mỗi ngày tôi chỉ xin số tiền đủ để uống ly nước mía, nhưng không xài mà để dành tiết kiệm. Sau này trưởng thành, tôi cũng sống giản dị như gia đình mình.

Sau này khi chúng tôi định cư ở nước ngoài, con trai tôi lớp 11 đi học xa ở thành phố khác. Mỗi tháng con xin tôi tiền tiêu vặt rất ít, chủ yếu là ăn bánh ngọt hoặc uống cà phê trưa. Nhưng giống tôi, con cũng dành để tiết kiệm là chính. Đứa út 9 tuổi thì không có chút tiền tiêu vặt nào vì trường học ở nước ngoài không có căng tin hay hàng quán như Việt Nam.

Mỗi người có quan điểm khác nhau. Riêng tôi sẵn sàng lo cho con mọi thứ, không tiếc điều gì, nhưng cũng sẽ không nói ra điều đó cho con biết. Tôi muốn con thấy rằng, kiếm được đồng tiền rất vất vả, phải biết quý trọng nó và sử dụng nó đúng mục đích.

Tôi sẽ không cho con cả triệu đồng tiêu vặt khi con mới học lớp 7 như một số người, không phải vì tôi keo kiệt với con mà vì con tôi không xin quá nhiều. Nhưng khi con phụ giúp cha mẹ sửa chữa nhà, làm hàng rào hoặc việc nặng nhọc, tôi thường bồi dưỡng riêng cho con một chút, để con thấy phụ giúp gia đình làm việc cũng là trách nhiệm.

Con tôi chủ yếu để dành tiết kiệm, không thích sống đua đòi sang chảnh, thích sống đơn giản như mẹ như ông bà. Thế nên, có thể nói: nếp nhà ra sao thì con cháu sẽ bắt chước y như vậy".

Thành Lê tổng hợp

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn