Có nhà riêng vẫn thuê trọ để lời gần 10 triệu/tháng ở TP.HCM

![]() |
Nhiều người trẻ không ngại chi thêm tiền mỗi tháng thuê trọ dù đã có nhà riêng. Ảnh minh họa: Phương Lâm. |
Được gia đình mua cho một căn hộ chung cư cao cấp ở quận 7 (TP.HCM), nhưng Phong Việt (25 tuổi) không sống tại đây, quyết định cho thuê để gia tăng nguồn thu hàng tháng.
Năm ngoái, Việt rơi vào tình trạng thất nghiệp trong 3 tháng, cần chi trả sinh hoạt phí đắt đỏ tại TP.HCM, song không muốn xin tiền bố mẹ. Nhân sự IT nảy ra ý định cho thuê chung cư mà bố mẹ mua cho với mức giá 17 triệu đồng/tháng.
Về phần mình, anh đi thuê căn hộ dịch vụ với mức giá 7 triệu đồng. Nhờ vậy, sau khi lấy khoản nọ bù khoản kia, Phong Việt có thêm gần 10 triệu để chi tiêu hàng tháng.
Sau khi tìm được công việc mới, anh vẫn tiếp tục sống tại căn hộ dịch vụ, cho biết không sử dụng hết không gian của căn chung cư 2 phòng ngủ, gây lãng phí.
“Tôi thường ở công ty cả ngày, chỉ về nhà để ngủ, không cần nơi ở quá khang trang. Trước đây, tôi còn tốn một khoản lớn để thuê dịch vụ dọn dẹp vệ sinh mỗi cuối tuần do không gian sống tương đối rộng”, Việt chia sẻ với Tri Thức - Znews.
Không riêng Phong Việt, nhiều người trẻ dưới 30 tuổi đã sở hữu nhà riêng, nhờ sự hỗ trợ từ gia đình hoặc quá trình tích lũy tài chính sớm. Tuy vậy, không phải ai cũng chọn dọn về ở.
Với mục tiêu trước mắt, một số người cho thuê lại căn hộ để có thêm thu nhập hàng tháng, hoặc chọn thuê trọ gần trung tâm nhằm tiết kiệm thời gian, công sức di chuyển. Trong khi đó, một bộ phận khác xem bất động sản đang sở hữu như đòn bẩy tài chính, giúp giảm áp lực trả góp khi mua thêm nhà, đồng thời hướng đến mục tiêu tích lũy tài sản dài hạn.
Di chuyển gần, thêm nguồn thu
Tạm gác việc an cư, nhiều người trẻ như Phong Việt chọn cách tận dụng bất động sản sẵn có để đạt các mục tiêu ngắn hạn như tạo thu nhập và giảm chi phí sinh hoạt.
Không còn rơi vào cảnh thiếu hụt như thời điểm thất nghiệp, hiện nay Phong Việt sử dụng số tiền dôi ra từ việc cho thuê căn chung cư cao cấp quận 7 vào việc đầu tư tài chính. Anh đang thử sức với chứng khoán và tìm hiểu về tiền ảo.
Điểm trừ duy nhất mà Phong Việt nhận thấy trong kế hoạch này là khoản phí dịch vụ và tiền điện nước cao hơn mỗi tháng. Khi đi thuê căn hộ dịch vụ, anh đã lường trước điều này, sử dụng tiết kiệm hơn, tránh sinh hoạt phí đội lên nhiều.
“Nhìn chung, tôi vẫn trang trải được, thấy phương án này lợi nhiều hơn hại”, chàng trai 25 tuổi kết luận.
![]() ![]() |
Căn hộ của Thuỳ Linh cách trung tâm hơn 15 km được trang bị một số nội thất cơ bản. Ảnh: NVCC. |
Tương tự Phong Việt, Thùy Linh (24 tuổi, TP.HCM) cũng từ chối dọn về căn hộ riêng tại khu đô thị Cát Lái (TP Thủ Đức) mà gia đình đã mua cho. Thay vào đó, cô chọn tiếp tục thuê nhà tại quận 1 (TP.HCM) để sống cùng 3 người bạn thân từ thời đại học.
“Chỗ ở hiện tại chỉ cách văn phòng 20 phút. Nếu dọn về Cát Lái, tôi phải di chuyển hơn 30 km mỗi ngày”, nhân viên truyền thông việc tại quận 3 (TP.HCM) chia sẻ.
Hiện Linh sống trong một chung cư cũ với mức thuê 7 triệu đồng/tháng. Tiền nhà và phí dịch vụ được chia đều, mỗi người chỉ tốn khoảng 2,2 triệu đồng, mức chi theo cô là rẻ so với tiện ích và vị trí trung tâm.
Trong khi đó, căn hộ tại TP Thủ Đức được gia đình Thuỳ Linh mua từ tháng 11/2024 với giá 2,2 tỷ đồng và đã được trang bị một số nội thất. Tuy nhiên, nhân viên 24 tuổi chỉ ghé thăm nhà 1 lần/tuần thay vì ở hẳn, vì cho rằng vị trí quá xa trung tâm, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc. Linh chỉ ghé thăm nhà riêng 1 tuần/lần. Ảnh: NVCC. Ngoài khoảng cách, nhân viên văn phòng cho biết nếu sống tại căn hộ gia đình mua cho, cô còn phải chi thêm gần 1,5 triệu đồng mỗi tháng cho phí quản lý, điện, nước, wifi. Như vậy, tổng cộng cô chỉ tiết kiệm được hơn 1 triệu đồng so với mức chi hiện tại, trong khi phải đánh đổi sự tiện lợi và thời gian. "Tiết kiệm được thêm chút tiền nhưng phải đối mặt với bụi bặm, đau lưng do lái xe đường dài thì không đáng", cô nói. Hiện chung cư đang được em trai của Linh là sinh viên năm hai sử dụng. Việc không hợp tính với em trai cũng là một phần lý do khiến cô không chọn về sống tại đây. Vì em trai chỉ sử dụng một phòng ngủ, Linh dự định cho thuê phòng còn lại với giá khoảng 3 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, cô muốn tìm người quen để yên tâm hơn khi cho thuê nhà có sẵn nội thất, đồng thời hạn chế mâu thuẫn phát sinh với em trai. Về lâu dài, Linh cân nhắc sẽ bán căn hộ sau khi em trai tốt nghiệp, nhất là trong bối cảnh TP.HCM có thể sáp nhập địa giới hành chính với các khu vực lân cận, khiến giá bất động sản có khả năng tăng cao. Dù vậy, do khó tích lũy đủ tài chính để mua nhà gần trung tâm, Linh cho biết nếu nhóm bạn hiện tại không còn ở chung, cô vẫn sẽ tìm người khác để tiếp tục thuê nhà tại khu vực này. Lũy kế tài sản Ở hướng khác, có người trẻ lại dùng bất động sản được gia đình mua cho làm đòn bẩy tài chính cho mục tiêu dài hạn. Ngọc Trang (28 tuổi, quận 4, TP.HCM), giám đốc một công ty truyền thông quy mô nhỏ, được bố mẹ mua cho một căn chung cư ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) trước khi “Nam tiến”. Vì không ở, cô cho thuê căn hộ 2 phòng ngủ này, thu về 15 triệu đồng/tháng. Ban đầu, Trang dùng số tiền này để bù cho chi phí thuê nhà ở TP.HCM, nơi cô đang sinh sống và làm việc. Song, khi khoản tiết kiệm lên mức hàng tỷ đồng sau nhiều năm dành dụm, cô quyết định mua nhà trả góp tại một khu chung cư quận 4. Nhờ số tiền cho thuê căn hộ ở Hà Nội, Ngọc Trang vơi bớt gánh nặng trả nợ mua nhà mỗi tháng. Do đó, dù đang ở trong giai đoạn trả góp căn hộ, cô cũng không gặp áp lực lớn về tài chính. Một số người trẻ dùng nhà riêng được gia đình mua cho làm đòn bẩy tài chính trả góp bất động sản thứ hai. Ảnh minh họa: Phương Lâm. “Tôi không muốn tiếp tục cho thuê một căn, rồi lại đi thuê căn khác, cuối cùng không sở hữu thêm gì. Với phương án hiện nay, tôi sẽ có thêm một bất động sản”, Trang chia sẻ về kế hoạch của bản thân. Do đang vận hành một doanh nghiệp nhỏ, Ngọc Trang thường xuyên đối mặt với vấn đề về dòng tiền, hiếm khi có tiền rảnh rỗi trong tài khoản. Khoản thu cố định hàng tháng từ việc cho thuê nhà ở Hà Nội giúp cô giải quyết bài toán tài chính một cách dễ dàng hơn. Thậm chí, Trang cũng coi căn chung cư mới như một tài sản thế chấp để vay thêm từ ngân hàng, dành tiền cho hoạt động kinh doanh. Nhìn chung, quyết định cho thuê căn hộ ở Hà Nội và mua thêm nhà tại TP.HCM nằm trong kế hoạch xoay vòng tiền, đồng thời phục vụ chiến lược lũy kế tài sản của giám đốc 28 tuổi. "Hermès Birkin" của ngành xuất bản
Nhà xuất bản cao cấp Assouline nổi tiếng với những cuốn sách sang trọng có giá từ 1.000 USD, được ví như "Hermès Birkin" của ngành sách. Thành lập 3 thập kỷ trước, Assouline đã xuất bản khoảng 2.000 đầu sách, bao gồm bộ sưu tập "The Ultimate Collection" với các ấn bản giới hạn, được đóng bằng da hoặc nhung, có giá hàng chục nghìn USD.