Nhảy đến nội dung
 

Cô gái 16 tuổi bị cha bắn chết vì từ chối xóa TikTok ở Pakistan

Việc phụ nữ xuất hiện trên mạng xã hội khiến họ dễ bị đe dọa tại những khu vực bảo thủ ở Pakistan. Ảnh minh họa: Picsmart/Alamy.

Theo thông tin từ cảnh sát địa phương, nạn nhân là học sinh lớp 9, bị sát hại hôm 8/7 tại thành phố Rawalpindi, gần thủ đô Islamabad của Pakistan.

"Người cha yêu cầu con gái xóa tài khoản TikTok. Khi cô bé từ chối, ông ta sát hại con mình”, người phát ngôn của lực lượng chức năng nói với AFP.

Tờ Dawn của Pakistan cho hay ông bố đã bỏ trốn sau cái chết của con gái. Gia đình ban đầu cố gắng dàn dựng hiện trường thành một vụ tự sát. Tuy nhiên, sau khi cảnh sát đã bắt giữ nghi phạm, gia đình thừa nhận ông ta là hung thủ, ra tay với lý do giết người để "bảo vệ danh dự".

Các vụ giết người vì danh dự (sát hại thành viên trong gia đình, thường là phụ nữ, với lý do bảo vệ danh dự gia đình) vẫn là vấn đề nghiêm trọng tại Pakistan. Ủy ban Nhân quyền Pakistan ghi nhận ít nhất 346 vụ được báo cáo trong năm 2024, trong khi con số thực tế ước tính có thể lên đến 1.000 vụ mỗi năm.

Dù đã có một số cải cách trong những năm gần đây nhằm ngăn chặn vấn nạn này, bao gồm việc tước bỏ quyền ân xá cho kẻ gây án, việc thực thi vẫn còn là thách thức lớn.

Sự việc đau lòng vừa xảy ra là một trong chuỗi vụ tấn công chết người nhằm vào phụ nữ ở Pakistan có liên quan đến hoạt động trên mạng xã hội. Tháng trước, Sana Yousaf, TikToker 17 tuổi có hơn một triệu người theo dõi, đã bị sát hại tại nhà riêng bởi một người đàn ông từng bị cô từ chối tình cảm, theo Independent.

Giet con vi TikTok anh 1

TikToker 17 tuổi Sana Yousaf bị sát hại tại nhà bởi kẻ cô từng từ chối tình cảm: Ảnh: Sana Yousaf/Instagram).

Ứng dụng TikTok rất phổ biến ở Pakistan, đặc biệt là trong giới trẻ và những người có trình độ học vấn thấp. Đối với nhiều phụ nữ, đây là nguồn kiếm thu nhập và là nơi hiếm hoi giúp họ được hiện diện trong một xã hội mà chưa tới 25% phụ nữ tham gia lực lượng lao động chính thức.

Tuy nhiên, quyền tiếp cận nền tảng số vẫn rất bất bình đẳng. Chỉ 30% phụ nữ Pakistan có điện thoại thông minh, so với 58% nam giới. Đây là khoảng cách giới lớn nhất thế giới về sở hữu điện thoại di động, theo Báo cáo Khoảng cách Giới về Di động 2025.

Giới chức Pakistan nhiều lần dọa cấm TikTok vì lý do "nội dung vô đạo đức", trong khi việc phụ nữ xuất hiện trên mạng xã hội khiến họ dễ bị đe dọa tại những khu vực bảo thủ, nơi các chuẩn mực bộ tộc hay tôn giáo vẫn chiếm ưu thế.

Tháng 10/2024, cảnh sát tại thành phố Karachi bắt giữ một người đàn ông sau khi ông ta giết 4 người thân là phụ nữ vì các video TikTok bị cho là "không đứng đắn". Đầu năm nay, một người đàn ông ở tỉnh Balochistan thú nhận ra tay giết con gái 14 tuổi sau khi tuyên bố các video của cô khiến gia đình "mất danh dự".

Những đứa trẻ tim rỗng

Hiện nay, ngày càng nhiều em nhỏ mắc phải chứng "tim rỗng". Chúng đạt thành tích cao trong học tập nhưng lại thiếu sức sống và động lực sống nên được gọi là "người rỗng tuếch". Trong quá trình trưởng thành, những đứa trẻ chỉ biết học tập không ngừng nghỉ để đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ, sẽ vô tình bỏ qua cảm xúc và mong muốn của chính mình.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn