Chuyện gì xảy ra khi ông Trump nỗ lực giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tòa án Tối cao Mỹ ngày 14/7 đã mở đường cho chính quyền Tổng thống Trump tiếp tục nỗ lực giải thể Bộ Giáo dục. Tuy nhiên, kế hoạch này có thể gây ra nhiều tác động trên toàn nước Mỹ, đặc biệt đối với các trường học và học sinh.
![]() |
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters. |
Bộ Giáo dục Mỹ đã bắt đầu gửi thông báo đến nhân viên về việc sẽ tiếp tục thu hẹp quy mô hoạt động, sau khi Tòa án Tối cao hôm 14/7 ra phán quyết cho phép Tổng thống Donald Trump tiếp tục kế hoạch sa thải hàng loạt.
Trước đó, phán quyết của một tòa án cấp dưới đã tạm thời ngăn cản kế hoạch này. Tuy nhiên, quyết định mới của Tòa Tối cao đã gỡ bỏ lệnh đình chỉ trong khi tranh chấp pháp lý vẫn diễn ra.
Ông Trump đã nhiều lần tuyên bố sẽ giải thể Bộ Giáo dục Mỹ từ đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình, như một phần cam kết trong chiến dịch tranh cử.
Hồi tháng 3, ông kêu gọi đóng cửa bộ, dù việc giải thể chính thức vẫn cần Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, kế hoạch cắt giảm một nửa nhân sự đã được Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon khởi động từ tháng 3.
Việc giải thể cơ quan này có thể gây ra nhiều tác động trên toàn nước Mỹ, đặc biệt đối với các trường học và học sinh, theo CNN.
Tác động
Bộ Giáo dục Mỹ, được thành lập dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Jimmy Carter, có nhiệm vụ phân bổ ngân sách liên bang cho các trường học, quản lý hỗ trợ tài chính cho sinh viên và giám sát việc tuân thủ luật về quyền công dân, bao gồm đảm bảo trường học tạo điều kiện cho học sinh khuyết tật.
Tuy nhiên, hầu hết chính sách của trường công lập lại do từng bang quyết định.
Nhiều chương trình tài trợ liên bang cho các trường học từ mẫu giáo đến lớp 12, nhằm hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em khuyết tật, đã có từ trước khi cơ quan này được thành lập.
Ông Trump tuyên bố có thể chuyển một số chương trình sang các cơ quan khác phụ trách nếu Bộ Giáo dục Mỹ bị giải thể.
Chẳng hạn, chương trình giáo dục người lớn và xóa mù chữ hiện được giao cho Bộ Lao động.
Bộ Giáo dục trước đó cũng từng thông báo rằng có thể Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ sẽ tiếp quản những khoản vay sinh viên, trong khi Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh xử lý dịch vụ giáo dục đặc biệt.
Thay đổi trên có thể ảnh hưởng lớn đến học sinh nghèo, sống ở vùng nông thôn hoặc khuyết tật vì Bộ Giáo dục cung cấp hàng chục tỷ USD tiền tài trợ mỗi năm để hỗ trợ hàng triệu học sinh này.
Một trong những vai trò quan trọng nhất của cơ quan này là quản lý nguồn tài trợ liên bang, do Quốc hội Mỹ cấp, cho các trường từ mẫu giáo đến lớp 12, và quản lý chương trình vay cùng hỗ trợ tài chính sinh viên.
Hai chương trình tài trợ lớn nhất của Bộ Giáo dục Mỹ là Title I và IDEA. Title I nhằm hỗ trợ giáo dục trẻ em từ gia đình thuộc diện thu nhập thấp. Trong khi đó, IDEA cung cấp ngân sách giúp trường học đáp ứng nhu cầu học sinh khuyết tật.
Cơ quan này phân bổ hơn 18 tỷ USD mỗi năm dưới dạng ngân sách bổ sung cho học khu địa phương, nhằm hỗ trợ thêm về mặt học thuật cho trường có tỷ lệ học sinh nghèo cao. Các khoản trợ cấp theo chương trình Title I hỗ trợ khoảng 26 triệu học sinh từ gia đình có thu nhập thấp.Việc giải thể Bộ Giáo dục sẽ không ảnh hưởng đến nội dung chương trình học, vốn do các bang và địa phương tự quyết định.Tuy nhiên, Văn phòng Quyền Công dân của Bộ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì làn sóng sa thải và nghỉ việc tự nguyện. Văn phòng này hoạt động để bảo vệ sinh viên, yêu cầu trường học và cao đẳng nhận tài trợ liên bang chống lại chủ nghĩa bài Do Thái, bài Hồi giáo, phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử với sinh viên khuyết tật.Một số nhân viên cho biết họ lo ngại không thể xử lý hiệu quả đơn khiếu nại vì mất đến một nửa nhân lực. Tổng thống Trump ký sắc lệnh hành pháp nhằm từng bước giải thể Bộ Giáo dục Mỹ trong một sự kiện tại Nhà Trắng vào tháng 3. Ảnh: Reuters. Nỗ lực giải thể của ông TrumpBất chấp tác động trên, Bộ trưởng Giáo dục Mỹ Linda McMahon mô tả động thái mới của Tòa án Tối cao là "thắng lợi lớn cho sinh viên và gia đình"."Chúng tôi sẽ tiếp tục cắt giảm nhân sự để thúc đẩy hiệu quả và trách nhiệm, đảm bảo nguồn lực được phân bổ đến những nơi quan trọng nhất là học sinh, phụ huynh và giáo viên", bà nói. "Khi chúng ta trao lại quyền kiểm soát giáo dục cho các bang, chính quyền liên bang sẽ tiếp tục thực hiện đầy đủ nghĩa vụ luật định, đồng thời trao quyền cho gia đình và giáo viên bằng cách giảm bớt bộ máy quan liêu trong ngành". Đầu năm nay, Tổng thống Trump đã ký lệnh cho phép sa thải hàng loạt tại Bộ Giáo dục. Các tòa án cấp dưới từng ngăn chặn lệnh này, với lý do Bộ Giáo dục được thành lập bởi Quốc hội Mỹ và không thể bị đóng cửa hoàn toàn một cách đơn phương.Trong chiến dịch tranh cử năm 2024, ông Trump nhiều lần gọi Bộ Giáo dục là biểu tượng cho sự can thiệp quá mức của liên bang vào cuộc sống thường ngày.“Tôi nói điều này mọi lúc và tôi rất muốn được quay lại để làm việc đó. Chúng ta sẽ giải thể Bộ Giáo dục liên bang”, ông phát biểu tại cuộc vận động ở Wisconsin tháng 9/2024.“Chúng ta sẽ làm sạch hệ thống giáo dục của chính phủ và ngăn chặn việc lạm dụng tiền thuế của người dân để nhồi nhét vào đầu thanh thiếu niên Mỹ đủ thứ mà các vị không muốn con cái của chúng ta nghe thấy", ông Trump nói thêm.Dù vậy, ở phiên tòa mới đây, các luật sư của ông Trump nói với Tòa án Tối cao rằng trong vụ kiện tụng này, việc giải thể hoàn toàn Bộ Giáo dục không xảy ra. Thay vào đó, họ cho biết cơ quan trên có thể tiếp tục thực hiện chức năng theo luật định nhưng với số lượng nhân viên ít hơn nhiều.Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước MỹMục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.