Chọn ngành thế nào để 'ổn định' trong thời AI?

Đây là nhận định của Nguyễn Hoàng Đức - Founder & CEO một nền tảng E-learning về Digital Marketing, giảng viên tại FPT Skillking trong chương trình livestream "Chọn trường đại học, chọn tương lai - Những điều cha mẹ cần biết" do trường Đại học FPT (FPTU). Tọa đàm còn có sự góp mặt của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Phong Việt.
Chia sẻ về hành trình cá nhân, Hoàng Đức từng chọn ngành tài chính - ngân hàng theo xu hướng, sau đó nhận ra không phù hợp sau kỳ thực tập một năm. Anh quyết định chuyển hướng, thử sức nhiều lĩnh vực trước khi gắn bó với Digital Marketing. Anh kể lại, khi ra trường, bản thân áp lực vì kỳ vọng của bố mẹ cao, muốn con ổn định nhưng anh không mong muốn như vậy.
"Chỉ có 10 năm tuổi trẻ mà không cố gắng thì làm sao thành công được. Sau này tôi nhận ra sự 'ổn định' kia mới chính là sự bất định. 'Ổn định' là có thể tồn tại trong sự bất định thì mới phát triển được", anh nhấn mạnh.
Trong hai năm sau khi tốt nghiệp, Hoàng Đức đã làm việc tại 6 lĩnh vực trước khi gắn bó với Digital Marketing. Tuy làm trái ngành, anh vẫn áp dụng được kiến thức tài chính đã học vào công việc kinh doanh. Hiện, nam diễn giả vừa là giảng viên, vừa vận hành nền tảng E-learning có 17.000 học viên sau bốn năm hoạt động.
Với góc nhìn của một người cha, nhà báo Nguyễn Phong Việt cũng nhấn mạnh vai trò đồng hành của cha mẹ trong mỗi quyết định của con.
"Những quyết định đúng thường được bắt nguồn từ rất nhiều quyết định sai trước đó. Khi chấp nhận quay đầu làm lại, một ngày nào đó, sự trải nghiệm, vốn sống sẽ giúp con đưa ra quyết định đúng đắn", anh chia sẻ.
Hoàng Đức cũng cho rằng, cha mẹ hiện đại, đặc biệt là nhóm cuối 7X, đầu 8X đang dần dần mở lòng với quyết định của con cái. Họ không đặt nặng áp lực thành tích mà hướng tới vai trò tư vấn, định hướng và giảm thiểu rủi ro, đồng thời, để con làm chủ quyết định.
"Không ai dự đoán chính xác tương lai nghề nghiệp trong 5 hay 10 năm tới. Trong kỷ nguyên AI, điều cần thiết không chỉ là học để biết, mà là học để thích nghi", anh nói.
Theo Hoàng Đức, để có được chặng đường sự nghiệp hiện tại, trải nghiệm học tập tại trường Đại học FPT đã giúp anh có nền tảng để rèn luyện tính tự học, khả năng làm việc cường độ cao và tinh thần bền bỉ vượt qua sai lầm. Chương trình đào tạo tại đây tổ chức theo giai đoạn liên tục, lần lượt từng môn, tạo áp lực tích cực bắt buộc sinh viên tập trung cao độ. Lớp học quy mô nhỏ cũng giúp tăng cường tương tác, sinh viên dễ phát biểu, phản biện và xây dựng đực tính tự tin.
"Giảng viên FPTU rất thoải mái với vấn đề sinh viên phát biểu, phản biện giúp sinh viên dám nói lên ý tưởng", anh nhận xét
Từ kinh nghiệm xây dựng nền tảng E-learning, nam chuyên gia cho biết AI đang giúc tăng hiệu quả học tập, nhưng chỉ là công cụ hỗ trợ. Trong marketing, để viết một nội dung quảng cáo chạm đến cảm xúc khách hàng, nhân sự vẫn cần nền tảng về tâm lý học, ngôn ngữ học, điều AI chưa thể thay thế.
Đồng quan điểm, nhà báo Nguyễn Phong Việt nhận định, giáo dục đại học thời AI không chỉ là mối quan hệ thầy - trò truyền thống, mà là môi trường kết hợp giữa AI, giảng viên và sinh viên.
Với mục tiêu đào tạo sinh viên trở thành những công dân toàn cầu linh hoạt, sáng tạo, trường Đại học FPT triển khai mô hình AI First - tích hợp công nghệ và trí tuệ nhân tạo giúp sinh viên làm quen, ứng dụng AI từ năm nhất. Bên cạnh đó, sinh viên bắt buộc tham gia kỳ thực tập tại hàng trăm doanh nghiệp đối tác trong và ngoài nước, từ đó, trang bị sự tự tin và năng lực thích ứng trước khi bước vào thị trường lao động. Kết quả từ mô hình đào tạo gắn liền thực tế là 98% sinh viên trường Đại học FPT có việc làm ngay sau tốt nghiệp.
Với những nỗ lực này, trường Đại học FPT vừa thăng hạng ở vị trí 80 toàn cầu trong tiêu chí Việc làm tốt và Tăng trưởng kinh tế, đồng thời, giữ vững vị trí trong nhóm 101-200 toàn cầu về Chất lượng giáo dục (SDG4) theo THE Impact Rankings 2025 - bảng xếp hạng uy tín do Tạp chí Times Higher Education thực hiện, đánh giá các trường đại học trên thế giới dựa trên 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc.
Nhật Lệ