Nhảy đến nội dung
 

Cho vay khoản tiền tương đương 8,75 tỷ không cần thế chấp, canh bạc ngỡ dại dột lại đưa người đàn ông thành siêu tỷ phú

TRUNG QUỐC - Canh bạc đầu tư ấy lại chính là bước ngoặt lịch sử của người đàn ông này, xây dựng một đế chế trị giá hơn 9.000 tỷ NDT (khoảng 31,5 triệu tỷ đồng).

Sinh năm 1962 trong một gia đình nông dân ở huyện Vô Vi, tỉnh An Huy, Lữ Hướng Dương không phải là học sinh xuất sắc và cũng không xuất thân từ một gia đình danh giá. Năm 16 tuổi, ông bỏ học để đi làm, bất chấp sự phản đối từ cha mẹ. 

Nhờ mối quan hệ bạn bè, ông được giới thiệu vào làm tại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc chi nhánh tỉnh An Huy. Nhờ sự chăm chỉ và năng lực, ông thăng tiến nhanh chóng, trở thành giám đốc chi nhánh khi chưa đến 30 tuổi.

Tuy nhiên, công việc ổn định này lại khiến ông thấy ngột ngạt. Năm 1993, ông quyết định nghỉ việc và mang toàn bộ số tiền tích cóp được đến Quảng Đông khởi nghiệp. Khi gia đình ngăn cản, ông chỉ đáp: "Con muốn xem mình có thể đi xa đến đâu".

Những khoản đầu tư nhạy bén vào bất động sản tại Quảng Châu và Thâm Quyến đã nhanh chóng đưa ông lên hàng triệu phú.

Thế nhưng, bước ngoặt làm thay đổi cả cuộc đời ông lại đến vào năm 1995, khi người em họ Vương Truyền Phúc - lúc ấy chỉ là một kỹ sư nghèo, chật vật khởi nghiệp đến gõ cửa xin hỗ trợ.

Dù trong tay chưa có kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh nhưng bằng niềm tin vào sự cần cù và kỹ thuật của em họ, Lữ Hướng Dương đã dốc gần như toàn bộ gia sản 2,5 triệu NDT (khoảng 8,75 tỷ đồng) để đầu tư vào dự án pin của Vương Truyền Phúc.

Ông hiểu rõ rủi ro của một dự án công nghệ non trẻ trong bối cảnh kỹ thuật sản xuất pin tại Trung Quốc khi đó còn lạc hậu và lệ thuộc vào công nghệ Nhật Bản.

Thế nhưng, canh bạc 2,5 triệu tệ ấy lại chính là bước ngoặt lịch sử. BYD đã ra đời, bắt đầu hành trình tự chủ công nghệ pin, cắt giảm chi phí xuống còn 40% so với sản phẩm tương đương của Nhật. Nhờ đó, BYD không chỉ vượt qua khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 mà còn đánh bại “ông lớn” Sanyo của Nhật Bản, vươn lên thành nhà sản xuất pin lớn thứ hai thế giới vào năm 2003.

Năm 2008 đánh dấu bước ngoặt lớn khi tập đoàn Berkshire Hathaway của Warren Buffett chi 230 triệu USD mua 10% cổ phần BYD. Khoản đầu tư này không chỉ mang lại lợi nhuận 30 lần sau 14 năm (2022) mà còn giúp BYD có được uy tín toàn cầu.

Là cổ đông lớn, Lữ Hướng Dương luôn đứng sau hậu trường, để Vương Truyền Phúc điều hành. “Chuyên môn thì phải để người có chuyên môn làm”, ông thường nói.

Chưa dừng lại ở đó, BYD tiếp tục mở rộng sang lĩnh vực ô tô điện - một quyết định mang tính chiến lược khi Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Tới năm 2021, BYD đã trở thành tượng đài trong ngành xe điện với vốn hóa gần 1.000 tỷ NDT (khoảng 3,5 triệu tỷ đồng), đưa giá trị cổ phần 8,36% của Lữ Hướng Dương lên hơn 1.000 tỷ chỉ sau 2 năm, xếp thứ 25 trên bảng Hurun và trở thành người giàu nhất Quảng Châu.

Không dừng lại ở BYD, từ năm 2005, Lữ Hướng Dương đã thành lập Tập đoàn Dung Tiệp (Rongjie Group), tiên phong đầu tư vào khai thác mỏ lithium- nguyên liệu cốt lõi cho pin xe điện. Thời điểm đó, nhiều người coi đây là quyết định ngược đời vì khai thác khó khăn và nhu cầu thấp nhưng ông tin chắc: “Tương lai thuộc về lithium”. 

Năm 2019, Rongjie Group suýt sụp đổ khi Lithium thua lỗ 3,26 tỷ NDT (khoảng 11,41 nghìn tỷ đồng). Lữ Hướng Dương đã cắt giảm mạnh chi phí và nhận hỗ trợ tài chính từ BYD. Đến 2021, công ty bất ngờ hồi sinh với lợi nhuận tăng 140 lần nhờ cơn sốt lithium.

Không dừng ở đó, ông tiếp tục mở rộng đầu tư sang y tế, giáo dục, tài chính và thậm chí là năng lượng vũ trụ. Hiện ông sở hữu 5 công ty niêm yết và hơn 400 công ty con, xây dựng một đế chế trị giá hơn 9.000 tỷ NDT (khoảng 31,5 triệu tỷ đồng).

Lữ Hướng Dương nổi tiếng là người cẩn trọng, luôn “đi trước mười bước” khi ra quyết định đầu tư. Triết lý của ông là: “Đầu tư không phải là bài toán chứng minh mà là bài toán phán đoán”.

Niềm tin ấy đã giúp ông đưa ra một trong những quyết định “dũng cảm mà không liều lĩnh” nhất trong lịch sử đầu tư hiện đại Trung Quốc khi đưa 2,5 triệu NDT cho một người em họ chưa có gì trong tay ngoài khát vọng và ý chí, đổi lại là hàng trăm lần giá trị sau 26 năm.

Ông từng chia sẻ: “Tôi không bao giờ mải mê đuổi theo từng đồng lợi nhuận nhỏ trong một ván bài. Điều then chốt là xác định đúng xu hướng và kiên trì theo đuổi nó đến cùng”.

Trong giới tài chính, người ta bắt đầu gọi ông là “Buffett Trung Quốc” không chỉ vì giá trị tài sản, mà vì tầm nhìn dài hạn, khả năng nắm bắt xu thế và trên hết, lòng tin vào con người trong lúc quan trọng nhất.

(Theo Baidu)

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn