Nhảy đến nội dung

Chợ Lớn gần gũi và xa lạ

Viết về Chợ Lớn, nhà báo Phạm Công Luận nói không dễ dàng như khi viết về Sài Gòn, Gia Định. Anh mất 7 năm để hoàn thành Có một thời ở Chợ Lớn - cuốn sách chất chứa kỷ niệm của các thế hệ người Hoa gắn bó với vùng đất này.

Từng trang sách khắc họa sinh động không gian Chợ Lớn nhộn nhịp, những con hẻm chằng chịt, gánh hàng rong, quán ăn thơm lừng hương vị đặc trưng và cả một cộng đồng đã làm nên linh hồn văn hóa nơi đây.

Chợ Lớn, khu vực đô thị hấp dẫn

Với Phạm Công Luận, Chợ Lớn luôn là một khu vực đô thị hấp dẫn, vừa gần gũi vừa xa lạ: 

"Các bảng hiệu vừa có chữ Việt vừa có chữ Hoa. Đường sá không quá đông, người đi bộ trên đường không quá tấp nập như trong trung tâm Sài Gòn. 

Đi bộ vòng quanh các đường Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo... cứ đi một quãng là có một hội quán, chùa miếu hiện ra. 

Một số con đường vẫn còn nhiều cây cao bóng cả. Quán ăn đông đúc, nhiều âm thanh...".

Những chuyện tâm tình của các cư dân Chợ Lớn thật thân thương và gần gũi cho thấy người Việt - người Hoa vốn dĩ có nhiều điểm tương đồng, cùng sống trên thành phố này, đã và đang chia sẻ bao nhiêu điều về quê hương, tình làng nghĩa xóm.

Trong sách, tác giả chỉ rõ những khác biệt trong văn hóa của các nhóm người Hoa khác nhau như người Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam, Hẹ, qua đó giúp độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về văn hóa Chợ Lớn.

Nơi giao thoa văn hoá Việt - Hoa

Ngoài ra, Phạm Công Luận cũng may mắn lần tìm được manh mối về các nhân vật "ngọa hổ tàng long" một thời ở Chợ Lớn, là người hoạt động cho cộng đồng, bỏ ra nhiều tiền của xây dựng bệnh viện, trường học, công viên; học giả viết sách phổ biến văn hóa Việt cho người Hoa đọc hay họa sĩ, nghệ nhân, đầu bếp, võ sư... mỗi ngày kiên trì giữ gìn bản sắc Trung Hoa truyền thống.

Phạm Công Luận khéo léo chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong văn hóa của hai cộng đồng Việt - Hoa và nhấn mạnh sự tôn trọng, học hỏi lẫn nhau.

Trong chương Những từ ngữ nổi trôi, anh cho rằng khi nói thằng "phì lũ" vẫn sướng hơn là gọi thằng mập hay thằng béo, "láng coóng" nghe đã hơn sáng trưng.

Những từ gọi tên món ăn như phá lấu, há cảo, hoành thánh, xí quách... thì không từ tiếng Việt nào thay thế được vì nó đã được dung nạp vào tiếng Việt, trong ngôn ngữ nói của người Việt miền Nam. Khi nhắc đến những từ này, không ai nghĩ mình đang nói tiếng Hoa, theo Phạm Công Luận.

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn